| Hotline: 0983.970.780

Chủ tịch xã "quậy" lớp học tình thương

Thứ Tư 04/06/2008 , 07:15 (GMT+7)

Ông chủ tịch UBND xã Tân Thạnh, huyện An Minh (Kiên Giang) trong lúc ngà men rượu đã vào lớp học tình thương tại nhà ông giáo già Trần Văn Nhâm ở ấp Xẻo Nhàu A, bất ngờ “tước” giấy phép do Phòng Giáo dục huyện cấp. Điều gây bức xúc cho cho đông đảo phụ huynh học sinh là sự việc đã xảy ra một năm nay nhưng ông chủ tịch vẫn chưa bị bất cứ thức kỉ luật nào...

Ông giáo già nhân ái

Nghỉ hưu, vợ chồng thầy giáo Trần Văn Nhâm về quê sinh sống. Năm 2001, thấy những đứa trẻ học ở trường công đến lớp ba, lớp tư vẫn không đọc nổi con chữ, ông Nhâm và vợ đứng ra chỉ dạy, bồi dưỡng cho bọn trẻ vào những dịp hè. Trong thời gian ngắn, bọn trẻ đã mau chóng biết đọc, biết viết và làm toán thành thạo. Thấy chất lượng tốt, bà con xứ Xẻo Nhàu và những ngôi làng bên cạnh bắt đầu “để mắt” đến điểm học tình thương do ông Nhâm gây dựng. Vì thế, số học sinh gửi đến nhà ông Nhâm ngày càng đông. Ban đầu, nhà ông không có chỗ cho học sinh ngồi học nên các em phải ngồi dưới nền đất. Sau này, nhờ phụ huynh tiếp giúp mỗi người một ít cây để đóng bàn ghế, cơi nới thêm mới được như ngày nay. Số học sinh hiện giờ đến với lớp học tình thương ngày thường cũng trên một trăm em. Hè về, lượng học sinh đến hơn hai trăm em.

“Hai đứa cháu tui sau khi học hết lớp hai, ba mà về nhà kêu đọc chữ thì ú ớ. Sẵn có điểm dạy học miễn phí của thầy Nhâm, tôi đến xin thầy nhận dạy giúp hai đứa cháu. Chỉ mấy tháng thôi mà chúng nó đều biết đọc. Bây giờ chương trình tiểu học chúng đều rành rọt, tôi mừng không kể xiết” - bà Huỳnh Thị Tám ở ấp Xẽo Nhàu A cho biết.

Tự tiện rút phép

Phòng học cho hàng trăm học sinh chỉ là căn nhà lá nhỏ, bàn ghế toàn gỗ cây tạm bợ. Tuy cơ sở vật chất rất khiêm tốn nhưng chưa bao giờ ông Nhâm đặt ra chuyện thu phí học sinh để cải tạo cơ sở vật chất. Có được một điểm sáng được đông đảo bà con xứ Xẻo Nhàu heo hút đón nhận, những tưởng sẽ làm cho chính quyền địa phương chăm chút, đỡ nâng. Thế nhưng, trong lúc ngà men rượu, ông Nguyễn Thanh Nhanh - Chủ tịch UBND xã Tân Thạnh đến “làm việc” với những lời lẽ không thân thiện khi buổi học đang diễn ra.

Học sinh đến lớp tình thương

Thầy Nhâm cho hay: “Hôm đó, khi tôi đang dạy các em như thường lệ, thì bên ngoài có chiếc xe gắn máy chạy vào nhà tôi. Nhìn ra tôi thấy ông chủ tịch xã chở theo một người phụ nữ xông vào nhà. Vừa vào, ông chủ tịch xã hỏi tôi ai cho ông mở lớp này? Tôi nói: Tôi đã mở lớp học tình thương này ở đây lâu rồi, có xin phép đàng hoàng, Phòng Giáo dục huyện An Minh cho mở từ năm 2001, do bà Hoa kí. Ông chủ tịch xã liền quát: Bà Hoa không có quyền gì hết, bây giờ cơ chế giáo dục thay đổi rồi. Ông lấy giấy tờ cho tôi xem. Tôi vào buồng lấy tờ giấy ra trình thì ông chủ tịch dùng tay “tước lấy” miếng giấy phép của tôi do Phòng Giáo dục cấp vào năm 2001, rồi bỏ vào túi áo định ra về”.

Bà con có mặt thấy hành động quá đáng của ông chủ tịch xã đã ngăn chặn không cho ông về. Ông Nhâm và nhiều phụ huynh yêu cầu ông chủ tịch làm biên nhận “rút” giấy phép của Phòng Giáo dục huyện. Một hồi lâu, ông chủ tịch mới chịu làm biên nhận. Trước khi ra về, vị chủ tịch xã này cũng không quên doạ sẽ quay lại làm việc với vợ chồng ông Nhâm về việc dạy học.

Sẽ xử lý

Chị Nguyễn Thị Ngọc Giàu là một trong những người chứng kiến vụ việc cho hay: Ông chủ tịch xã mặt mày đỏ, đang say rượu, vào nhà thầy Nhâm làm việc, hằn học đủ điều và còn doạ sẽ quay lại làm việc. Nhưng từ đó tới nay không thấy ông quay lại. Còn giấy phép ông lấy của thầy Nhâm đã gần một năm qua cũng không thấy trả lại.

Ông Ninh Thành Viên - Phó giám đốc Sở Giáo dục – đào tạo tỉnh Kiên Giang hứa sẽ làm việc cụ thể vụ việc để mang lại sự công bằng cho những người có tâm huyết với sự nghiệp giáo dục như thầy Nhâm. Ông Phan Quốc Nhanh - Phó chánh Văn phòng UBND huyện An Minh cho hay: Đến nay UBND huyện chưa biết gì về vụ việc này. Ông sẽ tham mưu đến thường trực UBND huyện để chỉ đạo xử lý sớm. “Nếu làm không khéo sẽ không còn ai dám tham gia vào phong trào xã hội hoá công tác giáo dục nữa" – ông Nhanh cho biết.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm