| Hotline: 0983.970.780

Nuôi trồng thủy sản Nghệ An vượt khó

Chú trọng phát triển tôm nuôi

Thứ Năm 02/07/2020 , 08:43 (GMT+7)

Kế hoạch nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nghề nuôi tôm năm 2020 trên địa bàn Nghệ An dự kiến đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Tuy nhiên…

Ngành nghề nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm trên địa bàn Nghệ An có bước phát triển khá toàn diện. Ảnh: Việt Khánh.

Ngành nghề nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm trên địa bàn Nghệ An có bước phát triển khá toàn diện. Ảnh: Việt Khánh.

Vượt khó

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ NN- PTNT, UBND tỉnh, trực tiếp là Cục Thú y, Sở NN-PTNT, thời gian qua Chi cục Chăn nuôi và Thú y Nghệ An đã chủ động tham mưu hiệu quả, chỉ đạo kịp thời công tác phòng chống dịch bệnh (kế hoạch phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm thủy sản; kế hoạch giám sát dịch bệnh tôm nuôi phục vụ xuất khẩu, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về hỗ trợ thủy sản thiệt hại do dịch bệnh…)

Nhiều hộ chủ động ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm và cải thiện nguồn thu. Ảnh: Việt Khánh.

Nhiều hộ chủ động ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm và cải thiện nguồn thu. Ảnh: Việt Khánh.

Nghệ An có 6 cửa lạch, nhiều sông suối và hồ đập mặt nước lớn. Diện tích tiềm năng có thể đưa vào nuôi trồng thủy sản là 52.092 ha. Ngoài ra, trên địa bàn có 20 cơ sở sản xuất giống thủy sản mặn lợ, tập trung chủ yếu tại thị xã Hoàng Mai và huyện Quỳnh Lưu, sản lượng tôm giống sản xuất hàng năm hơn 2.200 triệu con tôm Post, không những đủ cung ứng giống cho người nuôi trong tỉnh mà còn cung ứng cho các tỉnh bạn.

Về công tác quản lý thuốc thú y thủy sản, đã từng bước tăng cường thông tin tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, nằm trong danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam.

Đối với những trường hợp nhiễm bệnh, ngay khi xác định nguyên nhân đơn vị đã phối hợp với Chi cục Thủy sản, Phòng NN-PTNT các huyện, UBND các xã hướng dẫn xử lý ao nuôi bị bệnh.

Trên thực tế đã cấp 46.150 kg hóa chất Chlorine (năm 2019: 22.250 kg, năm 2020: 23.900 kg) cho các địa phương tiến hành xử lý ao nuôi bị bệnh đốm trắng và hoại tử gan tụy cấp tính.

Sự chủ động là điều không thể phủ nhận, dù vậy xuất phát từ nhiều yếu tố, kế hoạch nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nghề nuôi tôm năm 2020 trên địa bàn Nghệ An được dự báo đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.

Nghệ An là tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, thường chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ tất cả các hiện tượng khí hậu cực đoan.

Năm 2020 thời tiết bất lợi xuất hiện từ đầu vụ nuôi (mưa lạnh kéo dài, nắng nóng trên diện rộng) đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sản xuất, nuôi trồng thủy sản.

Đáng lo ngại hơn cả là tình trạng môi trường bị ô nhiễm trầm trọng, nguyên do tại nhiều vùng nuôi hệ thống kênh cấp và kênh thoát nước không riêng biệt, chất thải không thoát được ra ngoài mà quay ngược vào trong, phổ biến hơn cả là khu vực nuôi của Công ty Trịnh Môn, vùng Lộc Thủy, xã Quỳnh Bảng huyện Quỳnh Lưu.

Bên cạnh đó là hàng loạt vấn đề khác: Quy hoạch cơ sở, hạ tầng vùng nuôi toàn tỉnh thiếu đồng bộ; lượng chất thải từ nuôi tôm và nguồn chất thải tích tụ từ các vùng sản xuất nông nghiệp đã làm bồi lắng các cửa lạch, quá trình cung cấp nước nguồn gặp nhiều khó khăn; công tác báo cáo dịch bệnh có lúc chưa kịp thời; chính quyền một số xã chưa quan tâm đúng mức đến công tác thú y thủy sản, tư tưởng ỷ lại cho nhân viên thú y địa bàn khá phổ biến.

Dù còn tồn tại những hạn chế nhất định nhưng nhìn chung nghề nuôi tôm tại Nghệ An đang phát triển đúng hướng. Ảnh: Việt Khánh.

Dù còn tồn tại những hạn chế nhất định nhưng nhìn chung nghề nuôi tôm tại Nghệ An đang phát triển đúng hướng. Ảnh: Việt Khánh.

Ở diễn biến khác, quá trình thực hiện Quyết định số 3819/QĐ-UBND ngày 21/8/2017 của UBND tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt “Kế hoạch Giám sát dịch bệnh trên tôm nuôi phục vụ xuất khẩu giai đoạn 2017-2020”, các huyện gần như “bỏ ngỏ” không bố trí kinh phí thực hiện một số nội dung trọng tâm…

Đối mặt với đầy rẫy khó khăn, thách thức nhưng nhờ được sự quan tâm sâu sát, hỗ trợ tích cực từ Trung ương, Bộ NN-PTNT, Cục Thú y; sự chỉ đạo, lãnh đạo kịp thời của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Sở NN-PTNT, trên hết là sự chủ động cần thiết của ngành Thú y, thủy sản mọi nút thắt đã dần được tháo bỏ.

Hiệu quả trong quá trình phối, kết hợp chỉ đạo, triển khai công tác chăn nuôi, thú y bắt nguồn từ việc triển khai sâu rộng Luật Thú y cùng các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành. Dù mới nhưng các cơ sở, các cơ quan chức năng liên quan đã tiếp thu và thực thi bài bản, khoa học.

Nghề nuôi bền vững

Từ đòi hỏi thực tế, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Kế hoạch hành động phát triển ngành tôm đến năm 2025 thông qua Quyết định số 1328/QĐ-UBND ngày 24/4/2019.

Trong đó, sẽ tập trung xây dựng quy hoạch, cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, ứng dụng khoa học công nghệ, đẩy mạnh công tác chế biến, củng cố thị trường cũng như ban hành các cơ chế chính sách và giải pháp về vốn. Tất cả được triển khai theo chuỗi liên kết nhằm đưa nghề nuôi tôm phát triển theo hướng bền vững nhất.

Phát triển nghề nuôi tôm theo hướng bền vững là kế hoạch mà Nghệ An hướng tới. Ảnh: Việt Khánh.

Phát triển nghề nuôi tôm theo hướng bền vững là kế hoạch mà Nghệ An hướng tới. Ảnh: Việt Khánh.

Trên tinh thần đó, năm 2020 sẽ thực hiện các nội dung then chốt sau: Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền trên tất cả các lĩnh vực; triển khai chương trình giám sát tôm nuôi phục vụ xuất khẩu trên địa bàn; thanh tra theo Kế hoạch được Sở NN-PTNT phê duyệt; kiểm dịch giống thủy sản vận chuyển ra khỏi địa bàn tỉnh và kiểm soát giống thủy sản vận chuyển nội tỉnh…

Qua công tác dự báo, thời gian tới có thể xuất hiện mưa giông xen kẽ, điều này sẽ làm biến đổi đột ngột môi trường nuôi. Để tránh tình trạng tôm bị sốc và bùng phát dịch bệnh, nhất thiết các hộ nuôi không được chủ quan, lơ là, ngược lại phải bám sát và tuân thủ chặt chẽ quy trình, hướng dẫn.

Dựa trên tình hình thực tiễn, Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã đề nghị UBND các huyện, thành, thị Ban hành Kế hoạch bố trí kinh phí cụ thể để tạo sự chủ động cần thiết trong phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2020. Quá trình thực hiện phải có phương án chỉ đạo UBND xã, người chăn nuôi chủ động giám sát, báo cáo sớm tình hình dịch bệnh...

Với các cơ sở nuôi, Chi cục khuyến cáo chỉ nuôi tôm tại các vùng nuôi đã quy hoạch. Phải chấp hành nghiêm lịch thời vụ nuôi của Sở NN-PTNT và các quy định về phòng, chống dịch bệnh thủy sản được quy định tại Luật Thú y và Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT.

Xem thêm
Tập huấn thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản

CÀ MAU Ngày 19/12 tại TP Cà Mau, Cục Kiểm ngư phối hợp với Sở NN-PTNT Cà Mau tổ chức tập huấn hướng dẫn thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 11 tháng đạt 9,2 tỷ USD

Với đà tăng trưởng hiện tại, ngành thủy sản Việt Nam năm 2024 có thể hoàn thành mục tiêu đạt 10 tỷ USD xuất khẩu, tăng 11,5% so với năm 2023.

Xây dựng nông thôn mới ở các làng, nơi ven biển thành nơi đáng sống

Đây là mục tiêu mà Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân chia sẻ về câu chuyện chuyển đổi nghề cho ngư dân vùng ven biển.