| Hotline: 0983.970.780

Chứng nhận nhãn hiệu rau VietGAP huyện Đak Pơ

Thứ Tư 10/01/2024 , 15:01 (GMT+7)

GIA LAI Cây rau là cây trồng chủ lực và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nông nghiệp của huyện Đak Pơ, diện tích trồng rau trên 6 nghìn ha với sản lượng 115 nghìn tấn/năm.

Lãnh đạo Phòng NN-PTNT huyện Đak Pơ và UBND xã Tân An đi khảo sát thực tế mô hình trồng rau thủy canh trên địa bàn. Ảnh: Gia Phú.

Lãnh đạo Phòng NN-PTNT huyện Đak Pơ và UBND xã Tân An đi khảo sát thực tế mô hình trồng rau thủy canh trên địa bàn. Ảnh: Gia Phú.

Đak Pơ là một huyện thuần nông của tỉnh Gia Lai và xác định nông nghiệp là kinh tế mũi nhọn của huyện. Đời sống của 90% dân số nơi đây phụ thuộc vào hoạt động sản xuất nông nghiệp. Tổng diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn năm 2022 là 46.851 ha, trong đó diện tích gieo trồng thực hiện được là 23.434 có chiều hướng tăng so với năm 2017 với diện tích đất nông nghiệp là 42.253 ha và diện tích gieo trồng thực hiện được là 22.970 ha.

Cây rau là cây trồng chủ lực và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nông nghiệp của huyện Đak Pơ, diện tích trồng rau ở huyện hằng năm trên 6 nghìn ha với sản lượng đạt trên 115 nghìn tấn/năm với khoảng 1.500 hộ trồng rau. Do điều kiện tự nhiên thuận lợi, lực lượng lao động địa phương dồi dào và có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng trong ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất.

Năm 2023, tổng diện tích cây rau của huyện đạt trên 6.700 ha, năng suất đạt trên 178 tạ/ha, sản lượng đạt trên 121 ngàn tấn. Hai đơn vị được cấp giấy chứng nhận VietGAP, là HTX nông nghiệp và dịch vụ An Trường Phát có 9 thành viên, với 15 hộ dân liên kết sản xuất trên địa bàn xã Tân An, với diện tích rau xanh sản xuất là 10ha, sản lượng 750 tấn/năm và tổ hợp tác trên địa bàn xã Cư An với 28 hộ được cấp giấy chứng nhận VietGAP cho diện tích trồng 5ha, sản lượng 378 tấn/năm.

Việc tiêu thụ sản phẩm rau xanh trên địa bàn huyện chủ yếu thông qua 65 cơ sở thu mua trên địa bàn và HTX vận tải Đak Pơ cung cấp cho các địa phương và các tỉnh ở miền Trung như: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Thừa Thiên- Huế…

Huyện Đak Pơ có sự đa dạng về các loại rau đang được sản xuất và kinh doanh. Rau ăn lá là loại rau được trồng nhiều nhất ở Đak Pơ, chiếm tỷ lệ khoảng 66% tổng diện tích trồng rau. Các loại rau ăn lá chủ yếu được trồng là rau cải, rau muống, rau ngót... Sản lượng rau ăn lá tiếp tục tăng trong năm 2021 và 2022, đạt lần lượt là 80.000 tấn và 81.000 tấn, tăng 1,4% và 2,1% so với năm liền trước. Rau ăn quả (dưa leo, cà chua, ớt...) được trồng trên diện tích khoảng 28% tổng diện tích trồng rau.

Các loại rau ăn quả chủ yếu được trồng là rau ăn lá, rau ăn củ, rau mùi, dưa leo, cà chua, ớt... Sản lượng rau ăn quả tiếp tục tăng trong năm 2021 và 2022, đạt lần lượt là 36.400 tấn và 36.800 tấn, tăng 1,2% và 1,6% so với năm liền trước. Rau gia vị được trồng trên diện tích khoảng 5% tổng diện tích trồng rau, chủ yếu là hành lá, tỏi,... Diện tích và sản lượng rau gia vị tiếp tục tăng trong năm 2021 và 2022, đạt lần lượt là 8.100 tấn và 8.200 tấn, tăng 1,2% và 1,3% so với năm liền trước.

Từ năm 2022, Dự án “Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận rau Đak Pơ” được triển khai và đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu với vùng bảo hộ nhãn hiệu “Rau Đak Pơ” gồm 8 xã, 1 thị trấn. Cùng với đó, huyện xây dựng dự án “Quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận gắn với tiêu thụ sản phẩm rau Đak Pơ” đã triển khai thực hiện từ năm 2023 đến 2024.

Sản phẩm rau xà lách thủy canh của hộ dân tham gia dự án. Ảnh: Gia Phú.

Sản phẩm rau xà lách thủy canh của hộ dân tham gia dự án. Ảnh: Gia Phú.

Mục tiêu của dự án là đưa sản phẩm rau vào hệ thống siêu thị và các thị trường tiềm năng như Đà Nẵng, Thừa Thiên- Huế, Quy Nhơn, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh... xây dựng mô hình sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao, sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP, tập trung sản xuất rau gắn với nhu cầu thị trường và các nhà máy chế biến. Đồng thời, triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường, xây dựng tem truy xuất nguồn gốc, mã vạch đối với sản phẩm rau Đak Pơ nhằm đẩy mạnh việc quảng bá thương hiệu và kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Định hướng sắp tới của huyện Đak Pơ là tiếp tục mở rộng và phát triển diện tích vùng sản xuất rau an toàn (đạt chứng nhận GAP) của huyện đến năm 2030 đạt 500 ha. Bên cạnh đó còn tập trung sản xuất rau gắn với nhu cầu thị trường, triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại để phát triển mở rộng thị trường mới, phát triển nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đối với sản phẩm rau gắn với phát triển du lịch nông nghiệp.

Xem thêm
Trang trại heo Mavin đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP

Tháng 11/2024, 2 trang trại heo của Tập đoàn Mavin tại huyện Anh Sơn (Nghệ An) và huyện Kbang (Gia Lai) chính thức được cấp Chứng nhận Global GAP, phiên bản S.L.P.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Giảng viên IPHM là đầu tàu dẫn dắt nông dân sản xuất bền vững

Các giảng viên đã được trang bị kiến thức về IPHM sẽ giúp nông dân thấy được sức khỏe đất đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bảo vệ đất là việc cần phải làm ngay.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.