| Hotline: 0983.970.780

Chương trình OCOP nâng tầm nông nghiệp địa phương

Thứ Ba 08/11/2022 , 04:36 (GMT+7)

Chương trình OCOP đã mang lại kinh tế cho chủ thể cũng như nâng tầm sản phẩm nông nghiệp của huyện Krông Búk (Đắk Lắk) khi được đánh giá, cấp chứng nhận.

Theo báo cáo của UBND huyện Krông Búk (Đắk Lắk) đến tháng 10/2022, địa phương này được UBND tỉnh công nhận 7 sản phẩm OCOP 3 sao của 4 chủ thể. Dự kiến năm 2022, huyện Krông Búk sẽ tổ chức Chương trình OCOP đánh giá, cấp giấy chứng nhận cho 8 sản phẩm.

Theo UBND huyện Krông Búk, Chương trình OCOP là một chương trình mới, nguồn lực hỗ trợ chưa nhiều, chưa đáp ứng được nhu cầu được hỗ trợ của các đơn vị. Tuy nhiên, các hoạt động hỗ trợ đã được tổ chức thực hiện có chiều sâu, lựa chọn sản phẩm, đơn vị tham gia đúng yêu cầu, nội dung của chương trình. Sản phẩm của các đơn vị tại địa phương sau khi được công nhận OCOP tham gia hội chợ đã được sự quan tâm của khách hàng, nhà phân phối, đại lý. Từ đó, những hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất của huyện đã tạo tiền đề quan trọng trong việc phát triển sản phẩm chủ lực trên địa bàn.

Theo UBND huyện Krông Búk, trước khi được chứng nhận OCOP, các sản phẩm trên địa bàn huyện cơ bản nhỏ lẽ, chưa chú ý đến mẫu mã, kiểu dáng công nghiệp từ đó dẫn đến khó tiếp cận thị trường.

z3860539396508_78217f377f49a1d2b6b0a31e88f94045

Chương trình OCOP đã giúp nâng tầm sản phẩm nông nghiệp huyện Krông Búk. Ảnh: Quang Yên.

Nhưng khi tham gia Chương trình OCOP, được sự hỗ trợ của UBND huyện, các sản phẩm đã thiết kế lại mẫu mã sản phẩm theo đúng quy định pháp luật và kiểu dáng công nghiệp, câu chuyện để hình thành nên sản phẩm. Việc này nhận được sự quan tâm chú trọng, mẫu mã, chất lượng sản phẩm được kiểm soát từ đó đã tiếp cận tốt các khách hàng tiềm năng.

“Các sản phẩm OCOP 3 sao trên địa bàn huyện đã nâng cao được giá trị, mở rộng được nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh, qua đó các chủ thể đã từng bước xây dựng được thương hiệu, tăng doanh thu cho các chủ thể. Để đáp ứng được nhu cầu thị trường, các chủ thể của sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện đã thực hiện liên kết với nông dân, hướng dẫn người dân thực hiện canh tác theo đúng yêu cầu. Các chủ thể thực hiện thu mua sản phẩm đầu ra cho hộ dân và cam kết hỗ trợ về giá so với mặt bằng chung trên thị trường. Việc này tạo được sự liên kết chặt chẽ, đa dạng giữa các chủ thể OCOP và người dân”, lãnh đạo UBND huyện Krông Búk nói.

Đặc biệt, khi Chương trình OCOP được triển khai rộng khắp trên địa bàn huyện Krông Búk đã tạo được sự lan tỏa rộng lớn trong cộng đồng khởi nghiệp của địa phương. Trong 3 năm triển khai Chương trình OCOP đã có hơn 10 cá nhân khởi sự, khởi nghiệp tạo ra các sản phẩm tiềm năng trên thị trường. Trong năm 2022 UBND huyện Krông Búk đã tiếp nhận 10 ý tưởng sản phẩm mới, qua đối chiếu, rà soát địa phương đồng ý hỗ trợ 8 sản phẩm để phát triển thành sản phẩm OCOP trong năm 2022.

“Đây là những tín hiệu đáng mừng trong việc triển khai chương trình cũng như tạo tinh thần khởi nghiệp trong quần chúng nhân dân trên địa bàn huyện. Địa bàn Krông Búk cơ bản phát triển nông nghiệp, từ đó có nhiều loại sản phẩm đặc trưng, thế mạnh, có thể phát triển, nâng cấp thành sản phẩm OCOP như hồ tiêu, cà phê, tinh dầu thiên nhiên, tinh bột nghệ, các sản phẩm từ chăn nuôi; du lịch nông thôn”, lãnh đạo địa phương này nói thêm. 

z3860542090424_b9268b7fe4f630ff9eab8ab23c63ebe1

Huyện Krông Búk có thế mạnh về cà phê nên có thể nâng tầm thành sản phẩm OCOP. Ảnh: Quang Yên.

Tuy nhiên, việc triển khai Chương trình OCOP tại huyện Krông Búk cũng còn một số hạn chế như: Đa số sản phẩm được sản xuất thủ công, sản phẩm chưa có bao bì, nhãn mác, nhiều sản phẩm chưa xây dựng thương hiệu, công bố chất lượng; Thị trường tiêu thụ của các sản phẩm còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu ở trong nước; Số lượng doanh nghiệp, HTX tham gia sản xuất sản phẩm theo tiêu chí OCOP còn thấp, chủ yếu ở hình thức cơ sở sản xuất kinh doanh; UBND các xã chưa quan tâm xây dựng kế hoạch triển khai chương trình OCOP. Mặc dù đã được tham gia một số hội nghị tập huấn về chương trình OCOP, tuy nhiên nội dung chương trình OCOP mới, đa dạng nên việc nắm bắt còn chưa đầy đủ, triển khai còn lúng túng.

Các doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác, hộ sản xuất có giấy phép kinh doanh và cán bộ phụ trách OCOP của một số đơn vị, UBND các xã chưa hiểu rõ như thế nào là sản phẩm OCOP nên gây khó khăn trong công tác triển khai thực hiện.

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Mô hình tuyến đường kiểu mẫu ở Đồng Tháp

Đồng Tháp Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Đồng Tháp góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững, tạo dựng một môi trường sống xanh, sạch, đẹp và văn minh.

Xây dựng sản phẩm OCOP vươn tầm xuất khẩu

Bắc Kạn Sau nhiều năm thực hiện chương trình OCOP, một số sản phẩm của tỉnh Bắc Kạn đã tạo được chỗ đứng trên thị trường, hướng tới xuất khẩu.