| Hotline: 0983.970.780

Chuyển đổi đất rừng: Mặc sức xâu xé

Thứ Tư 17/06/2009 , 10:54 (GMT+7)

Địa bàn rừng bị phá chủ yếu tập trung tại các khu vực có chủ trương được phép khảo sát thiết kế, lập dự án cho thuê đất lâm nghiệp...

Từ 27/5 đến 1/6 đoàn sang tỉnh Đắk Nông, làm việc với đại diện UBND huyện Tuy Đức; làm việc và kiểm tra tại NLT cao su Tuy Đức thuộc Cty Cao su Phú Riềng; Công ty LN Trường Xuân; kiểm tra thực địa dự án thuê đất lâm nghiệp thuộc Cty TNHH Giống cây trồng Công Long, DNTN Thái Lan, công ty TNHH SX và TM Vĩnh An, Cty CP Cao su Đồng Phú.

>> Nhức nhối chuyển đổi đất rừng

Địa bàn rừng bị phá chủ yếu tập trung tại các khu vực có chủ trương được phép khảo sát thiết kế, lập dự án cho thuê đất lâm nghiệp, cải tạo rừng nghèo kiệt và khu rừng sau khi rà soát, sắp xếp lại các LTQD theo nghị định 200/2006/NĐ-CP đã bàn giao cho chính quyền địa phương quản lý. Các chủ rừng (NLT Cao su Tuy Đức, Cty LN Trường Xuân) đều báo cáo rằng, mục đích phá rừng hiện nay là để lấy đất, đòi bồi thường, tình trạng mua bán, sang nhượng đất trái pháp luật diễn ra phổ biến; chủ rừng không đủ năng lực để ngăn chặn.

Diện tích đất do phá rừng trái pháp luật, diện tích đất lâm nghiệp chưa có rừng, diện tích đất nông nghiệp UBND tỉnh giao cho chủ rừng: NLT Cao su Tuy Đức 3.291ha đất lâm nghiệp chưa có rừng; Cty LN Trường Xuân 1.516ha đất lâm nghiệp chưa có rừng và 988ha đất nông nghiệp hầu hết đã bị xâm canh, lấn chiếm trái pháp luật, chủ rừng không có khả năng thu hồi, "đề nghị UBND huyện hỗ trợ giải toả thì được trả lời huyện cũng đang đề nghị UBND tỉnh". Nhìn chung, các LTQD trước đây sau khi đã sắp xếp lại, chuyển thành Cty vẫn không đủ sức bảo vệ rừng được giao.

Trên địa bàn huyện Tuy Đức hiện có 13 dự án đã được UBND tỉnh phê duyệt cho thuê rừng, kiểm tra ở một số dự án thấy rằng: Do chưa có quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng, quy hoạch phát triển cao su, nên các dự án thu hút đầu tư vào rừng và đất lâm nghiệp đều xuất phát từ đề nghị của chủ dự án và được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương, không có cơ sở căn cứ vào quy hoạch. Thời gian trước năm 2009, chủ dự án đều phải đền bù cho người đã phá rừng, lấn chiếm để thu hồi lại đất đã được Nhà nước cho thuê để trồng cao su tập trung.

Tuy nhiên, hiện nay trong quá trình thoả thuận người phá rừng, lấn chiếm đất đòi bồi thường theo giá thị trường, có trường hợp yêu cầu lên tới hàng trăm triệu đồng/ha, do vậy nhiều dự án chưa thể triển khai hoặc tiếp tục thực hiện theo phê duyệt của UBND tỉnh. Các dự án thuộc các DN ngoài quốc doanh đã triển khai thực hiện hầu hết đều sử dụng người lao động từ nơi khác đến (Cty TNHH Giống cây trồng Công Long, DNTN Thái Lan, Cty TNHH SX và TM Vĩnh An), chưa tổ chức các hình thức thu hút đồng bào tại chỗ tham gia các hoạt động SX lâu dài, bảo đảm có việc làm, lợi ích cho người dân địa phương có thu nhập ổn định.

UBND tỉnh Bình Phước có một đề nghị khá "lạ" là không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án cấp đất tái định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số và các dự án chuyển rừng nghèo kiệt sang trồng cao su có diện tích chuyển đổi dưới 100ha

Kiểm tra một số dự án thấy, thủ tục, hồ sơ dự án không đúng quy định của Nhà nước, như: đã triển khai thực hiện cải tạo rừng tự nhiên, trồng cao su, nhưng dự án đầu tư chưa được thẩm định và phê duyệt (Cty TNHH SX và TM Vĩnh An, Cty CP Cao su Đồng Phú); khai hoang rừng không có thiết kế rừng, không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép, không tổ chức tận thu lâm sản, gây lãng phí tài nguyên (Cty TNHH SX và TM Vĩnh An đã khai hoang gần 300 ha rừng tự nhiên không có giấy phép tận dụng gỗ, lâm sản). Diện tích rừng và đất lâm nghiệp các lâm trường bàn giao cho địa phương quản lý (huyện Tuy Đức là 38.406 ha) đến nay rừng đã bị xâm hại nghiêm trọng.

Hiện rừng tự nhiên của tỉnh đã bị xâm hại và thu hẹp nghiêm trọng, diện tích còn lại có giá trị môi trường, đa dạng sinh học cao thuộc đầu nguồn lưu vực sông Đồng Nai và sông Krông Nô, vì vậy đoàn đã đề nghị cần cân nhắc toàn diện các khía cạnh khi cho phép cải tạo rừng, xem xét điều chỉnh các dự án hiện có (khoảnh 5 Tiểu khu 834, các khoảnh 2, 3, 7 Tiểu khu 826), không tiếp tục phê duyệt dự án có cải tạo rừng tự nhiên tại các khu vực rừng liền vùng, liền khoảnh ở vùng đệm các khu rừng VQG Yôk Đôn để có khoảng cách an toàn.

Xem thêm
Ông Nguyễn Đình Việt giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La

SƠN LA Ông Nguyễn Đình Việt, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa XV giữ chức vụ Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La nhiệm kỳ 2020 – 2025.

Tìm nguyên nhân khiến ngành chè 'ngại đổi mới'

'Cây chè là cây truyền thống và từng được bao cấp một cách triệt để về doanh nghiệp và đầu ra. Như vậy, đây có phải là nguyên nhân khiến ngành chè ngại đổi mới?' - nguyên Thứ trưởng Lê Quốc Doanh trăn trở.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Người phụ nữ 'biến đổi' vùng đất nghèo thành vườn rau bội thu

SƠN LA Bà Luyến, một nông dân ngụ cư, đã nỗ lực thay đổi bản Tự Nhiên từ vùng đất nghèo khó thành điểm sáng nông nghiệp sạch, mang lại cuộc sống ấm no cho cộng đồng.