Năm 2020 là một năm đặc biệt trong lịch sử nhân loại. Đại dịch Covid-19 cũng đem đến cơ hội hiếm có khi chúng ta buộc phải chuyển đổi số, ứng dụng số mọi mặt trong cuộc sống. Từ việc học tập online, làm việc online, hội họp online và mua bán online.
Chuyển đổi số lĩnh vực nông nghiệp được đặt ra những mục tiêu cụ thể trong chương trình chuyển đổi số quốc gia, tại Quyết định 749/QĐ-TTg ngày 3/6/2020. Vai trò của nông dân và hợp tác xã (HTX) được xác định: xem xét thử nghiệm triển khai sáng kiến “Mỗi nông dân là một thương nhân, mỗi HTX là một doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số” với mục tiêu mỗi người nông dân được định hướng, đào tạo ứng dụng công nghệ số trong sản xuất, cung cấp, phân phối, dự báo (giá, thời vụ…) nông sản, đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử trong nông nghiệp.
Vai trò và trách nhiệm của nông dân
Cần xác định rõ vai trò, trách nhiệm của nông dân trong ngành nông nghiệp Việt Nam. Đất đai nông nghiệp đại bộ phận do nông dân sở hữu, được giao quản lý và sử dụng. Vai trò của nông dân là lớn nhất và trách nhiệm của nông dân cũng phải là cao nhất.
Hàng hóa nông sản chủ yếu do nông dân sản xuất ra thực phẩm an toàn hay không chủ yếu cũng do nông dân làm ra. Môi trường đất đai nông nghiệp có bị đầu độc hay không phần lớn cũng là do nông dân. Nông dân không thể mãi tư duy có quyền làm gì thì làm trên đất nông nghiệp được giao. Khi sản xuất manh mún, chi phí cao, không thành vùng hàng hóa, không có lợi nhuận, bỏ ruộng hoang hoặc phun thuốc BVTV, sử dụng hóa chất bừa bãi… làm ảnh hưởng đến tổng thể xã hội chứ không chỉ ảnh hưởng đến gia đình nông dân.
Liên kết chuỗi – kinh tế hợp tác – chuyển đổi số là tất yếu
Việc liên kết chuỗi, phát triển kinh tế hợp tác để sản xuất hiệu quả, không thể làm manh mún, nông dân không muốn giao đất cho người khác thì phải hợp tác lại để thành cánh đồng lớn, việc chuyển đổi số ứng dụng khoa học công nghệ từ đó giúp sản xuất có hiệu quả kinh tế cao.
Muốn giảm thiểu rủi ro vì được mùa mất giá, không còn con đường nào khác là phải tham gia vào các chuỗi liên kết. Sản xuất có kế hoạch, cung đủ cầu và tiết giảm các khâu trung gian. Sản xuất phải tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn hàng hóa và truy xuất nguồn gốc.
Nông dân sản xuất hàng hóa ngày nay hầu hết đều có điện thoại, với công nghệ sản suất trong nước sẽ có nhiều loại điện thoại thông minh giá rẻ để phục vụ nông dân tham gia vào công nghệ số. Từ đó giúp nền kinh tế nông nghiệp có đủ sức cạnh tranh và phát triển bền vững thì buộc phải hội nhập kinh tế số.
AutoAgri – nền tảng số cho nông dân (https://bit.ly/autoagri-huong-dan).
AutoAgri là nền tảng quản lý chuỗi nông nghiệp thông minh, dễ sử dụng, minh bạch và bảo mật. Xóa nhòa khoảng cách địa lý, vùng miền, tăng tốc mở rộng chuỗi đơn giản, hiệu quả. Truy xuất nguồn gốc, quảng bá sản phẩm, kết nối tiêu thụ, giao thương không giới hạn.
Mỗi nông dân có thể tự tạo nhật ký điện tử, ghi chép sổ sách bằng giọng nói, đăng hình ảnh, video với thời gian thực đính kèm định vị. Mỗi nông dân có thể tự tạo một trang thông tin (web) trên điện thoại mà không cần máy tính. Mỗi nhật ký điện tử tự tạo mã QR code, gửi link đến người mua hay tạo gian hàng trên sàn thương mại điện tử.
Mỗi HTX có thể quản lý hàng trăm nhật ký điện tử thành viên chỉ cần 1 chiếc điện thoại thông minh, trong app nông nghiệp AutoAgri có tích hợp nhiều dịch vụ tiện ích (ngân hàng, kế toán, bảo hiểm, tin tức, sàn thương mại điện tử…).
Nền tảng mở, tích hợp các công nghệ bản đồ 2D và ảnh 360 độ có thể chỉ dẫn địa lý đến từng thửa ruộng, có thể gắn mã QR/RFID cho từng cây, con. Có thể lưu trữ không giới hạn thông tin lịch sử sản xuất kinh doanh. Công nghệ sáng tạo, phù hợp với mọi đối tượng với trình độ khác nhau, sổ nhật ký điện tử sử dụng đa phương tiện, đa ngôn ngữ.
AutoAgri là nền tảng công nghệ của người Việt, đảm bảo an toàn bảo mật và lưu trữ dữ liệu tại Việt Nam. Nông dân ứng dụng công nghệ chuyển đổi số hóa trong nông nghiệp, được xem là công cụ tiện ích để kết nối B2B: giữa người sản xuất – người tiêu dùng, giữa người nông dân – người thu mua, giữa ngân hàng, bảo hiểm – nông dân, HTX…
AutoAgri là công cụ đáp ứng tiêu chí: “Mỗi nông dân là một thương nhân, mỗi HTX là một doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số”.