| Hotline: 0983.970.780

Chuyển động mới ở Khu Đô thị mới

Thứ Ba 31/03/2020 , 15:27 (GMT+7)

Sau thời gian tạm ngưng phục vụ công tác thanh tra, mới đây một số dự án về hạ tầng tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được phép triển khai trở lại.

Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong:

Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong: "Sẽ từng bước tháo gỡ khó khăn cho các DN BĐS trên địa bàn TP. Ảnh: HT. 

Từ hạ tầng cơ sở...

Với kỳ vọng sẽ phát triển như khu phố đông của Thượng Hải (Trung Quốc) nên từ năm 1996 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm, quận 2, TP.HCM với diện tích 930ha.

Từ đó, khu đô thị mới Thủ Thiêm từng bước được TP.HCM tiến hành xây dựng. Tuy nhiên do phát hiện những vấn đề sai phạm liên quan đến việc quy hoạch và lựa chọn nhà đầu tư nên từ 7/2017 tất cả công trình ở Thủ Thiêm phải tạm dừng để phục vụ công tác thanh tra.

Sau khi kết luận thanh tra được công bố vào năm 2019, chủ tịch UBND TP.HCM đã cam kết thực hiện nghiêm, đồng thời sẽ gỡ vướng cho các doanh nghiệp.

Đến đầu năm 2020, sau hơn hai năm “án binh bất động”, khu đô thị mới Thủ Thiêm đã có những chuyển biến tích cực.

Trong đó, dự án được coi tạo lực để Thủ Thiêm phát triển là việc xây dựng 4 tuyến đường chính chiều dài 12km, tổng vốn đầu tư hơn 12.000 tỷ đồng gồm: đại lộ vòng cung; đường ven hồ trung tâm; đường ven sông Sài Gòn; đường vùng châu thổ, đường châu thổ, đường ven sông, khu dân cư.

Còn dự án quảng trường trung tâm có diện tích hơn 20ha sẽ kết nối với trung tâm thành phố hiện hữu qua cầu đi bộ vượt sông Sài Gòn đến công trường Mê Linh, quận 1.

Quảng trường được quy hoạch thành không gian công cộng lớn nhất tại Việt Nam, là nơi diễn ra các hoạt động giao lưu, tổ chức các lễ hội văn hóa, chính trị, hoạt động giải trí phục vụ người dân.

Khu Đô thị mới Thủ Thiêm đang có những chuyển biến tích cực. Ảnh: HT.

Khu Đô thị mới Thủ Thiêm đang có những chuyển biến tích cực. Ảnh: HT.

Bên cạnh đó, công viên bờ sông có diện 7,26ha là công trình công cộng trải dọc 2km bờ đông sông Sài Gòn. Đây sẽ là không gian công cộng đa chức năng với các khu cảnh quan, vườn cây, sân thể thao, ki-ốt... phục vụ các hoạt động vui chơi, giải trí của cư dân.

Cả ba dự án này đều được xây dựng theo hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao). Ngoài ra, TP.HCM sẽ tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án xây dựng khu lâm viên sinh thái thuộc vùng châu thổ phía Nam.

Bên cạnh đó, UBND TP cũng chấp thuận chủ trương tiếp tục triển khai dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu dân cư phía Bắc và hoàn thiện đường trục Bắc - Nam, xây dựng 4 cầu, công trình nạo vét rạch, đào hồ trung tâm và các kênh trong khu đô thị mới Thủ Thiêm.

... Đến dự án nhà ở thương mại

Không chỉ dừng lại ở những dự án thuộc lĩnh vực hạ tầng, vừa qua Sở Xây dựng TP.HCM đã có văn bản công nhận đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai đối với 456 căn hộ tại lô đất 1-16 thuộc dự án khu phức hợp Sóng Việt (tên thương mại là The Metropole Thủ Thiêm) thuộc phân khu chức năng số 1 trong khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Khu căn hộ này đã được chủ đầu tư Quốc Lộc Phát và đơn vị phát triển dự án Sơn Kim Land ra mắt thị trường cuối năm 2018 với tên gọi The Galleria Residence, gồm 3 tòa tháp cao 12 tầng và 1.534 căn hộ, trong đó lô 1-16 (công trình chung cư cao tầng kết hợp thương mại dịch vụ) là 456 căn hộ.

Tọa lạc tại vị trí đất vàng của quận 2, The Metropole Thủ Thiêm của chủ đầu tư Quốc Lộc Phát đã được Sở Tài nguyên và môi trường TP.HCM cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sử dụng nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ngày 31/12/2019 với thời hạn sử dụng là 50 năm kể từ năm 2016.

Một dự án khác cũng có chuyển động trong thời gian qua đó là Thủ Thiêm River Park với quy mô 3,5 ha, do Cty CP đầu tư bất động sản Thủ Thiêm River Park làm chủ đầu tư và được phát triển bởi liên danh giữa Cty CP đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM (Mã: CII) và Hongkong Land.

Tổng vốn đầu tư cho dự án hơn 400 triệu USD. Dự án được khởi công xây dựng từ quý 3/2018, dự kiến sau khi hoàn thành vào tháng 12/2021 và cung cấp khoảng 1.140 căn hộ, bao gồm căn hộ cao cấp, biệt thự trên không, căn hộ sân vườn…

Tuy nhiên vào tháng 12/2019, CII cho biết đã ký hợp đồng hợp tác với CTCP City Garden (thành viên của CTCP phát triển và tài trợ Địa Ốc R.C - Refico) để phát triển giai đoạn 1 dự án Thủ Thiêm River Park.

Theo đó, City Garden sẽ hỗ trợ toàn diện cho CII trong việc phát triển dự án và toàn bộ sản phẩm của dự án sẽ được phân phối theo hình thức bán sỉ. Điều này đồng nghĩa với việc Hongkong Land đã rút và Refico chính thức tham gia cùng CII phát triển giai đoạn 1 dự án Thủ Thiêm River Park.

Nhưng còn nhiều vướng mắc cần tháo gỡ

Nếu những dự án mới được TP. HCM cho phép tiếp tục triển khai là tín hiệu tích cực cho khu đô thị Thủ Thiêm thì cũng còn những dự án vẫn đang tiếp tục được tháo gỡ.

Dự án Water Bay của do công ty TNHH Phát triển Quốc tế Thế kỷ 21(tập đoàn Novaland) làm chủ đầu tư

Dự án Water Bay của do công ty TNHH Phát triển Quốc tế Thế kỷ 21(tập đoàn Novaland) làm chủ đầu tư "đóng băng" từ 3 năm nay. Ảnh: HT. 

Đơn cử, dự án khu dân cư Bình Khánh (tên thương mại là Dự án Water Bay) do công ty TNHH Phát triển Quốc tế Thế kỷ 21 làm chủ đầu tư ban đầu, có tổng diện tích hơn 30ha, nằm trên trục đường Mai Chí Thọ, một vị trí đắc địa thuộc P.Bình Khánh, Quận 2. Dự án có quy mô 12 block, cung ứng khoảng 5.000 căn hộ, 3.000 officetel và 250 shophouse.

Năm 2015, Novaland chính thức “thâu tóm” và nắm quyền kiểm soát công ty TNHH Phát triển Quốc tế Thế kỷ 21 thông qua việc sở hữu gián tiếp công ty bất động sản Khải Hưng, từ đó nắm quyền phát triển dự án.

Từ đó, Novaland đã đầu tư 6.000 nghìn tỷ đồng vào dự án Water Bay, đã hoàn thành đầu tư giai đoạn 1 với hơn 506 căn hộ tái định cư và đã xây dựng xong cơ sở hạ tầng kỹ thuật toàn khu; đang tiếp tục thực hiện đầu tư xây dựng giai đoạn 2.

Tuy nhiên, do liên quan đến nội dung thanh tra của Thanh tra Chính phủ trong Thông báo số 1483 ngày 4/9/2018 về kết quả kiểm tra khiếu nại công dân về Khu đô thị mới Thủ Thiêm, từ 3 năm nay, dự án phải tạm dừng.

Trước tình cảnh đó, ngày mùng một tết Nguyên đán Canh tý vừa qua, chủ tịch Novaland đã viết thư khẩn cầu Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà, về việc cho phép dự án Water Bay tiếp tục triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, giúp doanh nghiệp có nguồn thu và giúp hơn 200 nhà đầu tư nước ngoài hiện đang đầu tư vào Novaland yên tâm.

Lá thư này sau đó đã được Bộ Xây dựng chuyển về cho UBND TP.HCM, vì cho rằng nội dung nêu trong đơn của doanh nghiệp thuộc thẩm quyền giải quyết của TP.HCM.

Trong buổi gặp gỡ các doanh nghiệp bất động sản trên địa bàn TP hồi cuối tháng 2 vừa qua, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết, cố gắng giải quyết, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp BĐS trước 40/4 tới.

Liên quan đến dự án Water Bay của tập đoàn Novaland, thành phố vẫn đang giải quyết. Tuy nhiên, có nhiều vấn đề TP cần phải tham khảo ý kiến từ các bộ, ngành liên quan nên có thể hơi trễ.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm