| Hotline: 0983.970.780

Chuyên gia diệt chuột

Thứ Sáu 05/11/2010 , 10:27 (GMT+7)

Dùng lon sữa bò kéo rê trên mặt ruộng tạo tiếng động làm cho lũ chuột giật mình tháo chạy theo đường đăng bằng tre và chui gọn vào trong cái lợp to tướng.

Ông Võ Văn Cam với chiếc lồng đựng chuột và những cái rập bắt chuột không lò xo, không mồi trên cánh đồng Lê Trì (Tri Tôn, An Giang)

Dùng lon sữa bò kéo rê trên mặt ruộng tạo tiếng động làm cho lũ chuột giật mình tháo chạy theo đường đăng bằng tre và chui gọn vào trong cái lợp to tướng.

Đó là cách làm hết sức đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả của nông dân Võ Văn Cam (56 tuổi) ở xã Lê Trì, huyện Tri Tôn, An Giang. Những mùa lũ ít, chuột nhiều như thế này, mỗi ngày ông Cam có thể bắt được hàng trăm kg chuột đồng. Ông cho biết: Nếu bắt chuột theo kiểu quây bắt bình thường thì chuột vẫn còn đường chạy thoát và tiếp tục sinh sôi nảy nở.

Nghiên cứu kỹ về đặc điểm sống và cách di chuyển của lũ chuột, ông nghĩ ra cách tận dụng những lon sữa bò cũ cho vào vài viên đá, khoan lỗ và móc vào chung một dây chì dài bằng chiều ngang mảnh ruộng để tạo tiếng động làm cho lũ chuột giật mình bỏ chạy về một hướng. Ngoài ra để tránh tình trạng chuột chạy tạt qua hai bên mé ruộng, ông dùng nẹp tre đóng thành dĩ khít cao khoảng 1 m làm đường đăng và cắm sâu xuống đất để chuột không còn đường chui ra ngoài.

 Cuối đường đăng, ông tạo thành mũi tàu để cho chuột chạy xuôi chiều và chui vào trong cái lợp to tướng nằm phía sau cùng. Cách bắt chuột thế này hết sức đơn giản và hiệu quả. Chỉ cần có hai người nắm hai đầu dây chì để kéo rê các lon chạy trên mặt ruộng rồi đến mở nắp lợp và trút chuột vào giỏ đựng mang về.

Ông Cam chia sẻ: Nếu bắt chuột theo cách truyền thống, đợi khi lúa đến hồi thu hoạch thì thiệt hại cho bà con đã nhiều rồi. Cách này mình có thể làm bắt chuột bất cứ thời điểm nào trong năm. Có nghĩa hễ thấy có chuột nhiều thì mình làm mà thậm chí có thể đuổi chuột ở các bờ đê, bờ kênh, những nơi có cỏ rậm rạp chứ không nhất thiết phải là trong ruộng lúa.

Ông Cam cười tươi nói: Lúc ban đầu thấy tui bắt chuột kiểu này ít ai tin lắm. Chẳng hạn như anh Bảy Bản ở cùng xóm, trước đây khi ruộng lúa của ảnh đã vô hạt cứng cáp rồi mà bị chuột cắn hại dữ lắm. Tui nói với ảnh cho tui tới bắt chuột dùm nhưng ảnh đâu có chịu. Lúc đó ảnh nghĩ mình kéo lon kiểu này chỉ làm cho lúa của ảnh bị rụng bông thêm chứ hay ho gì. Hôm sau, tui bắt chuột dùm cho một đám ruộng hơn công đất ở cặp bên ruộng của ảnh được 2 bao chuột (bao 50 kg). Lúc đó anh Bảy mới giật mình nói với tui “Tui cảm ơn chú lắm”. Bữa sau tui lại đám ruộng của ảnh bắt gần 200 kí chuột, ảnh mừng húm hết trơn.

Ông Đào Văn Hiệp, PCT Hội Nông dân xã Lê Trì cho biết, ông Cam đúng là một nông dân gương mẫu và điển hình ở địa phương. Từ khi lưu lạc đến đây với đôi bàn tay trắng, không một cục đất chọi chim, chỉ biết làm thuê kiếm sống. Vậy mà từ khi có sáng kiến bắt chuột bằng lon sữa bò mà ông Cam đã mua được đất, cất nhà, đào ao nuôi cá, nuôi bò vỗ béo và 15 công đất ruộng. Mỗi năm thu nhập gần 100 triệu đồng.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Hà Nội bắt chó thả rông, kiên quyết xử lý theo quy định

Tình trạng thả rông chó, mèo tại các khu vực công cộng không có rọ mõm, dây xích, không có người dắt vẫn đang xảy ra trên địa bàn Hà Nội.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm