| Hotline: 0983.970.780

Có bao nhiêu DN thú y 'đen' như Khoa Nguyên?

Thứ Sáu 21/08/2015 , 06:43 (GMT+7)

Mới đây, dư luận khá sốc trước thông tin đoàn kiểm tra liên ngành phát hiện trên 300 sản phẩm thuốc thú y SX trái phép của một DN ở TP.HCM, trong đó có sản phẩm chứa cả chất cấm trong chăn nuôi.

Đây chỉ là một DN “đen” mới lộ diện, vẫn còn không ít DN “đen” khác chưa bị lộ!

SX chui 2 năm mới bị lộ

Doanh nghiệp “đen” ở đây là Cty TNHH SX Thuốc thú y Khoa Nguyên (tên giao dịch là KN Medicine) có trụ sở tại đường Âu Cơ, phường Tân Sơn Nhì, quận Tân Phú do ông Nguyễn Thanh Tuấn làm giám đốc.

Trước ngày 19/8, Cty này vẫn được coi là doanh nghiệp “sạch”, có giấy phép đăng ký kinh doanh với Sở KH-ĐT TP.HCM và được cấp phép hoạt động từ ngày 7/5/2013.

Sau 2 năm hoạt động, Cty này đã cho ra đời hàng trăm sản phẩm thuốc thú y, thức ăn bổ sung mà chủ yếu là các loại vitamin, khoáng, acid amin, gluco, B.comlex, kháng sinh... gắn với cái tên KN (Khoa Nguyên) để đưa đi phân phối ở các cửa hàng, đại lý thuốc thú y cấp 2, tập trung nhiều nhất là ở thị trường tỉnh Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa Vũng Tàu, An Giang.

Nhưng chỉ đến khi Chi cục Thú y Đồng Nai qua kiểm tra 48 trại chăn nuôi heo trên địa bàn tỉnh đã phát hiện, lập biên bản xử phạt 14 hộ chăn nuôi có sử dụng chất cấm Sabutamol tạo nạc, trong đó có một số hộ chăn nuôi khai nhận có sử dụng sản phẩm tạo nạc mang nhãn hiệu KN-Samurai với nội dung quảng cáo là “bung đùi nở vai” của Cty Khoa Nguyên theo hướng dẫn là dùng sản phẩm KN-Samurai trộn với thức ăn hỗn hợp cho heo ăn trước lúc xuất chuồng từ 7-10 ngày.

Chính từ những thông tin này mà ngày 19/8, ngành chức năng gồm Công an, Thanh tra cấp Bộ đã bất ngờ tiến hành kiểm tra và phát hiện có tới 750 kg sản phẩm KN-Samurai đang tồn kho chuẩn bị đưa đi tiêu thụ.

“Hành vi kinh doanh thuốc thú y không có tên trong danh mục được phép lưu hành, không có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, vi phạm nhãn hàng hóa có thể nói đang phổ biến và đến mức báo động. Nguyên nhân trước hết là do việc lựa chọn các loại sản phẩm thuốc thú y và thức ăn bổ sung trong chăn nuôi của không ít hộ nông dân, chủ trang trại hiện vẫn còn nhập nhèm, mù mờ nên không ít DN “đen” lợi dụng vào đó để SX chui nhằm trục lợi” (một cán bộ Chi cục Thú y Đồng Nai).

Ngoài ra, mặc dù Cty Khoa Nguyên không có giấy phép SX thuốc thú y do Bộ NN-PTNT cấp (chỉ đăng ký 19 sản phẩm thức ăn bổ sung) nhưng đã SX trên 300 sản phẩm thuốc thú y khác mà theo nhận định ban đầu của một thành viên đoàn kiểm tra là hầu hết đều có sai phạm nghiêm trọng, không nằm trong danh mục thuốc thú y được phép sản xuất tại VN.

Lỗ hổng quản lý

Một đại diện của Cty Thuốc thú y Trung ương 2 (quận 1, TP.HCM) cho biết, từ sau năm 2012, để một Cty SX thuốc thú y kinh doanh hoạt động đầy đủ và kinh doanh hợp pháp thì trước hết cơ sở mặt bằng phải đảm bảo thực hành tốt SX thuốc (GMP), các dây chuyền SX các loại thức ăn bổ sung, thuốc bột cho uống, thuốc bột trộn với thức ăn chăn nuôi dùng cho vật nuôi đều phải đạt tiêu chuẩn, chứng chỉ GMP... còn khi không đủ điều kiện nói trên thì mặc nhiên không thể đăng ký, không thể hoạt động. Như vậy, chỉ có làm chui như Cty Khoa Nguyên là con đường nhanh nhất. Nhưng làm chui và “hoành tráng” với bộ sản phẩm trên 300 tên mặt hàng thuốc và thức ăn bổ sung thì đúng là thật khó hiểu?

Mặt khác, theo ông Trần Đắc D., GĐ Cty SX thuốc thú y và premix ở huyện Bình Chánh, TP.HCM, trong khi một sản phẩm thuốc thú y SX trên dây chuyền được chứng nhận GMP muốn lưu hành trên thị trường thì phải đăng ký với Cục Thú y với thời gian 6 tháng, 1 năm và có khi “vô hạn định”, do hiện nay có quá nhiều hồ sơ của hàng trăm DN đăng ký phải chờ cán bộ của Cục thẩm định, xét duyệt.

14-21-23_h1
Nguyên liệu chính sử dụng trong các sản phẩm thuốc thú y và thức ăn bổ sung của Cty Khoa Nguyên là các loại bột nhưng chưa được định danh

Vì vậy, chỉ cần 300 tên thuốc của Cty Khoa Nguyên nếu đăng ký để cấp phép đưa vào danh mục hợp pháp thì chí ít cũng phải mất cả... chục năm.

Xuất phát từ chỗ ngành chăn nuôi hiện đang phát triển khá mạnh, tập trung nhiều nhất là các trại chăn nuôi của các hộ gia đình.

Do hệ thống quản lý thú y công còn hạn chế, theo ghi nhận của chúng tôi, trên thị trường xuất hiện rất nhiều các sản phẩm thuốc thú y, thức ăn bổ sung premix được SX ra từ nhiều Cty tương tự như Khoa Nguyên với đặc điểm chung là vị trí trụ sở Cty thường nằm trong hẻm hóc, vắng vẻ, xa khu dân cư, không bảng hiệu, không nhà xưởng, mặt bằng chật hẹp, nhân công lèo tèo, ăn ở tại chỗ.

Bí quyết SX dỏm của các DN này là trong thành phần 1 kg sản phẩm thuốc thú y như B.comlex dùng để kích thích tăng trưởng vật nuôi thì sử dụng hầu hết là nguyên liệu như bột mì, bột sò (1.000đ/kg), bột đá (800đ/kg) và ít đường destrose (còn gọi là đường sinh học) đến 90%, còn lại 10% là vitamin chính hiệu, cộng với chi phí in bao bì, nhãn hiệu khoảng 3.000 đồng/cái. Tổng cộng giá thành sản phẩm là 15 ngàn/kg. Nhưng bán ra cho đại lý cấp 2 giá 60 ngàn, chiết khấu 50% là 30 ngàn, DN vẫn bỏ túi 15 ngàn.

Về kháng sinh cũng vậy, thay vì công bố trên bao bì là 30% nhưng hàm lượng thực tế rút bớt chỉ còn 15%, hoặc các vitamin khác, công bố hàm lượng là 15-20% nhưng thực tế có khi chỉ có 1-2%. Thiệt hại cuối cùng là người chăn nuôi gánh hết.

Điều đáng nói là, trong khi cấp phép hoạt động cho các Cty SXKD thuốc thú y lại thuộc về trách nhiệm của các Sở KH-ĐT địa phương mà không thông qua thẩm định năng lực chuyên môn của ngành thú y cùng cấp, nên việc xuất hiện DN “ma”, DN “đen” như Cty Khoa Nguyên nói trên cũng không có gì là lạ!

Xem thêm
Giải pháp canh tác thông minh với đề án 1 triệu ha lúa chuyên canh

Quy trình canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL có thể là cách làm và giải pháp để đồng hành 'Đề án 1 triệu ha lúa chuyên canh'.

Thuốc trừ sâu, trừ nhện King Spider 93SC

King Spider 93 SC là hỗn  hợp của hoạt chất: Spirodiclofen 75 g/kg + Emamectin benzoate 18g/kg, là thuốc trừ sâu ăn lá và chích hút đặc biệt rất công hiệu trừ nhện các loại.

Bộ đôi Advance và Advance Pro: Định nghĩa mới về độ đạm chuẩn cho tôm

Advance và Advance Pro là bộ đôi thức ăn hàng ngày từ Grobest Việt Nam, giúp người nuôi đối phó với tình hình giá tôm giảm mạnh và chi phí nuôi tăng cao hiện nay.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm