| Hotline: 0983.970.780

Cô gái Việt tự tin đi ngược con đường tơ lụa

Thứ Năm 13/10/2022 , 20:48 (GMT+7)

Cô gái Việt có tên gọi Trần Hồng Ngọc kể lại chuyến du lịch khám phá đầy thú vị, với cuốn sách ‘Con đường tơ lụa vạn dặm xa từ Pakistan tới Tây An’.

Tác giả Trần Hồng Ngọc.

Tác giả Trần Hồng Ngọc.

Cô gái Việt có tên gọi Trần Hồng Ngọc sau khi tốt nghiệp Học viện Ngân hàng tại Hà Nội, đã vào TP.HCM lập nghiệp đúng với chuyên môn được đào tạo. Thế nhưng, cô gái Việt này lại có sở thích du lịch khám phá, mà hễ có cơ hội là Trần Hồng Ngọc lập tức lên đường.

Đã từng đi qua hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ, Trần Hồng Ngọc bày tỏ: “Tôi ham mê tìm hiểu những nền văn minh vĩ đại, những con đường giao thương làm thay đổi lịch sử. Giữa vô vàn những minh chứng của quá khứ, tôi đặc biệt ấn tượng và háo hức với con đường tơ lụa”.

Nhắc đến con đường tơ lụa thì nhiều người từng nghe nói đến tuyến giao thương lâu đời nhất của nhân loại. Con đường tơ lụa bắt đầu từ thành phố Tây An thuộc tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc và trải dài qua các địa danh Cam Túc, Tân Cương, băng qua khu vực Trung Á đến Pakistan, qua Ấn Độ rồi đến Ba Tư (Iran ngày nay), rồi sau đó rẽ sang châu Âu và Địa Trung Hải.

Trần Hồng Ngọc đã thực hiện một hành trình ngược lại. Cô gái Việt xuất phát từ Pakistan để khám phá Kashgar, Đôn Hoàng, Trương Dịch, Turpan, Khâu Từ, cao tốc trải nhựa Karakoram cao nhất thế giới và dừng chân ở thung lũng Hunza thiên đường.

Cuốn sách đầu tiên của một cô gái Việt khám phá con đường tơ lụa.

Cuốn sách đầu tiên của một cô gái Việt khám phá con đường tơ lụa.

Bàn chân cô gái Việt đã đi ngược con đường tơ lụa vào năm 2018 với nhiều dư âm khó phai. Trong thời gian mấy tháng giãn cách xã hội tại TP.HCM, Trần Hồng Ngọc đã hồi tưởng và viết lại một cách cuốn hút. Cuốn sách “Con đường tơ lụa vạn dặm xa từ Pakistan tới Tây An” vừa được Chibooks và Nhà xuất bản Lao Động ấn hành.

Hơn 200 trang, cuốn sách “Con đường tơ lụa vạn dặm xa từ Pakistan tới Tây An” của Trần Hồng Ngọc giúp độc giả hình dung một bức tranh sinh động với không ít cảm giác phiêu lưu và mạo hiểm. Và có lẽ, Trần Hồng Ngọc là cô gái Việt đầu tiên đi xuyên qua con đường tơ lụa để có những ghi chép tỉ mỉ và độc đáo.

Bằng tư duy sống hiện đại, Trần Hồng Ngọc quan niệm phải làm việc chăm chỉ để tận hưởng cuộc sống, khám phá những vùng đất xinh đẹp ngoài biên giới Việt Nam. Sau này khi già đi, nhìn lại tuổi trẻ sẽ thấy cuộc sống của mình đầy màu sắc và mình đã có rất nhiều những trải nghiệm quý giá.

Cuốn sách “Con đường tơ lụa vạn dặm xa từ Pakistan tới Tây An” chỉ là một phần trong chuỗi ngày du ngoạn khắp nơi của Trần Hồng Ngọc. Nhiều chuyến du lịch khám phá khác nữa, sẽ tiếp tục được Trần Hồng Ngọc tái hiện trên trang viết. Cô gái Việt thổ lộ: “Mỗi chuyến đi sẽ giúp cuộc sống của tôi có thêm nhiều trang rực rỡ hơn. Đi để thấy mình bé nhỏ. Đi để thấy mình còn hiểu biết quá ít về thế giới. Đi để trở về với một cái tôi biết thấu hiểu và khiêm nhường hơn”.

Trần Hồng Ngọc tại Thổ Lỗ Phồn thuộc Tân Cương, Trung Quốc.

Trần Hồng Ngọc tại Thổ Lỗ Phồn thuộc Tân Cương, Trung Quốc.

Đồng thời, Trần Hồng Ngọc chia sẻ, để có một chuyến đi ngắn thì chuẩn bị trong khoảng từ 2 đến 3 tháng, để có chuyến đi dài thì chuẩn bị trong 3 đến 6 tháng. Trong đó, quan trọng nhất là tìm hiểu về văn hóa, ngôn ngữ, ẩm thực của những nơi mà mình sắp đến, nhất là những nơi có bất đồng ngôn ngữ và khác biệt lớn về phong tục để tránh những tình huống trớ trêu ngoài dự liệu.

Xem thêm
Cưới người đã ba đời chồng

Nhung đã trải qua ba đám cưới. Cũng còn may cuối cùng cô đã có chốn dừng chân. Và có được đấng phu quân mới lấy vợ lần đầu.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm