| Hotline: 0983.970.780

‘Có việc chủ quan, lơ là, thiếu quyết liệt trong phòng chống thiên tai’

Thứ Tư 23/06/2021 , 15:34 (GMT+7)

Tại Thanh Hóa, năm 2020, thiên tai đã gây thiệt hại khoảng 100 tỷ đồng nhưng vẫn có tình trạng chủ quan, lơ là, thiếu quyết liệt trong phòng chống thiên tai.

Ông Đỗ Minh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ huy phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Thanh Hóa cho rằng, dù chịu thiệt hại lớn nhưng vẫn có tình trạng chủ quan, lơ là, thiếu quyết liệt trong phòng chống thiên tai.

Năm 2020, thiên tai gây thiệt hại lớn nhưng người dân và cả các cấp chính quyền tỉnh Thanh Hóa ở một vài nơi còn sự lơ là, chủ quan. Ảnh: VD.

Năm 2020, thiên tai gây thiệt hại lớn nhưng người dân và cả các cấp chính quyền tỉnh Thanh Hóa ở một vài nơi còn sự lơ là, chủ quan. Ảnh: VD.

Trong năm 2020, trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá xảy ra và chịu ảnh hưởng của 27 trận thiên tai (16 đợt giông, lốc kèm theo mưa lớn, mưa đá; 6 đợt nắng nóng; 5 cơn bão).

Bài liên quan

Ngay sau khi thiên tai xảy ra, với sự hỗ trợ kịp thời của tỉnh, sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp, các ngành, sự tham gia tích cực của các tổ chức đoàn thể và người dân, việc khắc phục hậu quả được thực hiện khẩn trương và hiệu quả, sớm ổn định đời sống và sản xuất cho Nhân dân.

Tuy nhiên, triển khai thực hiện, công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại Thanh Hóa vẫn bộc lộ những hạn chế nhất định. Nhận thức, kỹ năng phòng chống thiên tai của cộng đồng ở một số nơi, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa còn thấp. Lực lượng nòng cốt thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn còn mỏng. Phương tiện phục vụ tìm kiếm cứu nạn thiếu về số lượng và chủng loại, đặc biệt là phương tiện phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn trên biển và trên sông, suối khu vực miền núi. Một bộ phận ngư dân vẫn chủ quan không chấp hành các quy định của chính quyền địa phương, không trang bị đầy đủ các thiết bị bảo đảm an toàn cho người và phương tiện trước khi ra khơi, không bật thiết bị giám sát hành trình. Công tác xử lý vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều và phòng chống thiên tai ở một số địa phương chưa thật sự quyết liệt…

Theo ông Tuấn, có lúc, có nơi, cả cán bộ và người dân chủ quan, lơ là, thiếu quyết liệt khi thiên tai chưa xảy ra. Khi xảy ra thiên tai vẫn còn tình trạng bị động, lúng túng, thiếu sự thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo ứng phó, khắc phục.

Dự báo năm 2021 tình hình thời tiết thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp, khó lường. Ông Tuấn đề nghị, trong thời gian tới ngành chức năng cần làm tốt công tác dự báo, các địa phương xây dựng phương án phòng, chống để không bị động khi xảy ra thiên tai.

Người dân Thanh Hóa lo lắng trước tình trạng một số hồ đập xuống cấp, nguy cơ thiên tai xẩy ra gây thiệt hại lớn. Ảnh: VD.

Người dân Thanh Hóa lo lắng trước tình trạng một số hồ đập xuống cấp, nguy cơ thiên tai xẩy ra gây thiệt hại lớn. Ảnh: VD.

Ông Tuấn nhấn mạnh, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Vì vậy, các ngành, các địa phương phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, quyết liệt, đồng bộ trong cả phòng và chống. Ưu tiên trước mắt là phòng thật tốt, cảnh báo sớm hơn, sát với diễn biến thực tế nhằm hạn chế tối đa thiệt hại do thiên tai gây ra. Các cấp, các ngành và địa phương trên địa bàn tỉnh phải thực hiện theo phương châm “nắm chắc tình hình; phải phòng ngừa chủ động; ứng phó kịp thời và khắc phục khẩn trương”. Các địa phương quán triệt, triển khai nghiêm túc, quyết liệt, hiệu quả chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh khi xuất hiện tình huống thiên tai.

Ông Tuấn đề nghị các địa phương tập trung xây dựng kế hoạch, phương án, các kịch bản phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo phương châm “4 tại chỗ”; ưu tiên cho những khâu cần thiết, cấp bách, ưu tiên nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ. Những vấn đề vượt thẩm quyền, UBND các huyện phải báo cáo quyết kịp thời UBND tỉnh để có hướng xử lý.

Ngành chức năng, chính quyền các địa phương tập trung rà soát các công trình cấp bách cần xử lý trước mùa mưa bão 2021 để có phương án triển khai thực hiện. Phương án, kế hoạch, kịch bản phải sát với địa bàn, từng cấp độ, khi có tình huống xảy ta phải vận hành ngay và không lúng túng, bị động. Dân ở các xã ven biển, ở vùng lũ ống, lũ quét, sạt lỡ đất có nguy cơ cao cần có sẵn kịch bản sơ tán. Hồ đập, đê điều phải được rà soát, đánh giá và có phương án đảo đảm an toàn, cứu nạn, cứu hộ. Trong cứu hộ, cứu nạn phải triển khai nhanh, song phải bảo đảm an toàn.

Theo thống kê, thiên tai đã làm 1 người chết, 2 người bị thương; trên 9,1 nghìn ha lúa vụ mùa bị thiếu nước tưới do hạn hán; trên 1,5 nghìn nhà; hàng nghìn ha lúa, hoa màu cây trồng hàng năm, lâu năm, ăn quả tập trung và 391 ha rừng bị thiệt hại. Thiên tai cũng khiến 5 điểm trường bị ngập, hư hỏng; 520 m kênh mương, 7 đập thủy lợi bị hư hỏng, sạt lở… Ước tính giá trị thiệt hại khoảng 100 tỷ đồng.

Xem thêm
Việt Nam chưa đủ thông tin đánh giá tác động của dự án Funan Techo

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định Việt Nam chưa đủ thông tin để có thể đánh giá tác động của dự án Funan Techo.

Cần Thơ đề xuất dự án chống ngập, sạt lở bảo vệ gần 2.800ha nội ô

TP Cần Thơ vừa đề xuất Chính phủ đầu tư Dự án chống ngập, chống sạt lở, tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ gần 2.800ha.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện ghi bên phá Tam Giang: [Bài 1] Giữa ‘mỏ vàng’ thủy sản nghe chuyện cá tôm

THỪA THIÊN - HUẾ Được xem hệ đầm phá nước lợ lớn nhất Đông Nam Á, Tam Giang - Cầu Hai mang trong mình 'mỏ vàng' thủy sản vô cùng lớn với hàng trăm loài thủy sinh đặc hữu.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm