| Hotline: 0983.970.780

Cơn sốt trồng cây gai dầu và cần sa, sự khác nhau ra sao?

Thứ Tư 24/03/2021 , 14:58 (GMT+7)

Bộ Nông nghiệp Thái Lan lên kế hoạch điều chỉnh việc sử dụng giống cây gai dầu và cần sa trong bối cảnh hai loại cây này đang gây sốt vì hiệu quả kinh tế.

Thái Lan ban hành quy định mới

Phát biểu tại cuộc họp báo hôm thứ Ba, ông Pichet Wiriyapapha, đại diện Bộ Nông nghiệp Thái Lan cho biết, quy định mới đối với hoạt động nhập khẩu giống cũng như sản xuất hai loại cây cây gai dầu và cần sa sẽ bắt đầu thực hiện từ tháng Năm tới.

Ngành nông nghiệp Thái Lan đang gấp rút hoàn thaienej dự thảo mới cho phép nhân rộng gai dầu và cần sa để phát triển kinh tế. Ảnh: BKP

Ngành nông nghiệp Thái Lan đang gấp rút hoàn thaienej dự thảo mới cho phép nhân rộng gai dầu và cần sa để phát triển kinh tế. Ảnh: BKP

Theo đó, điều luật mới được cho là sẽ giúp các nhà chức trách lựa chọn hạt giống cây gai dầu và cần sa thích hợp để có thể phát triển trong nước.

"Hiện tại mới chỉ có bốn dòng cây gai dầu được phát triển trong nước để lấy năng suất sợi cao hơn, mà chưa có dòng nào để khai thác CBD tốt (CBD là loại tinh dầu hiện đang là nguyên liệu quan trọng cho ngành mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe...). Đó là lý do tại sao chúng tôi cần phải tích cực phát triển thêm một dòng giống như vậy, nhằm đáp ứng nhu cầu cao trên thị trường", ông Pichet nói.

Theo ông Pichet, hiện quy trình soạn thảo đang gấp rút tiến hành vì nhận thấy nhu cầu về cây gai dầu ngày càng tăng. Tuy nhiên luật pháp hiện hành lại đang thiếu vắng các quy định rõ ràng về những chủng loại gai dầu nào được chấp nhận để cho nông dân nắm được và phát triển sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Thậm chí nông dân nhiều địa phương có thể bị mắc lừa mua phải giống rởm để trồng và có thể khiến họ lâm vào cảnh nợ nần. Theo đó, Bộ Nông nghiệp cũng khuyến cáo người dân muốn trồng cây gai dầu trước tiên hãy tìm hiểu kỹ từ sự tư vấn của các chuyên gia để có được thông tin hữu ích về cách trồng và chăm sóc từng loại cây gai dầu để khai thác CBD hoặc sợi.

Ông Pichet cho biết, các chủng cây gai dầu có hàm lượng CBD cao thường có nguồn gốc từ châu Âu và Trung Quốc và yêu cầu điều kiện thời tiết mát mẻ và Bộ Nông nghiệp Thái Lan sẽ nghiên cứu phát triển chủng loại phù hợp với khí hậu địa phương.

Trước đó, hồi đầu năm nay Ủy ban Kiểm soát ma túy quốc gia đã thống nhất loại bỏ cần sa, lá cây gai dầu và các bộ phận của chúng khỏi danh sách ma túy. Cụ thể bao gồm các bộ phận thân, cuống và rễ của cây cần sa và cây gai dầu, cùng với thành phần tinh dầu CBD (cannabidiol- không gây phê, ảo giác) và THC (Tetrahydrocannabinol- gây phê, ảo giác) với hàm lượng dưới 0,2% trong danh mục ma túy. Việc loại bỏ cũng bao gồm cả hạt chưa hình thành của cây gai dầu, chiết xuất dầu hoặc bất kỳ chất nào được chiết xuất từ ​​cây gai dầu.

Tuy nhiên, riêng hoa và nụ không nằm trong danh mục này và vẫn được xếp vào danh mục chất ma tuý nhóm 5.

Gai dầu và cần sa khác nhau ra sao?

Theo các nghiên cứu, cây cần sa (marijuanna) và cây gai dầu (hemp) có nhiều điểm chung. Tuy nhiên người nông dân canh tác cây cần sa để lấy hoa là chính. Còn cây gai dầu được trồng để sản xuất những sản phẩm có nhiều ứng dụng như giấy, vải chất lượng cao, vật liệu xây dựng…

Dưới đây là sự khác nhau cơ bản giữa cây gai dầu và cây cần sa.

Cây gai dầu và cần sa có rất nhiều đặc điểm chung. Đồ họa: Hempeli 

Cây gai dầu và cần sa có rất nhiều đặc điểm chung. Đồ họa: Hempeli 

Cần sa và gai dầu đều thuộc họ cannabis, là một trong những loài thực vật đầu tiên được con người canh tác. Cùng với sự tiến hóa của con người, các nhà lai tạo đã lai tạo được nhiều giống cannabis chuyên dùng cho trị liệu y học và nhiều giống chuyên dùng trong nghành công nghiệp…

Gai dầu được canh tác với mục đích chính là lấy hạt để ép dầu và sợi để làm nhiều sản phẩm công nghiệp khác nhau phục vụ cho đời sống. Cây gai dầu từ xa xưa rất cao lớn và mọc rất nhanh đã được loài người nguyên thủy canh tác để làm dầu (từ hạt), làm quần áo, dây thừng cột thuyền buồm ra khơi và giấy (từ sợi của thân cây).

Trong khi đó cây cần sa khi sử dụng cho hiệu ứng tâm lý cũng được loài người nguyên thủy tìm kiếm và sử dụng vào mục đích trị liệu y học và tôn giáo. Trong số những cây thực vật này cũng có nhiều giống cây cannabis có thành phần THC cao (gây hiệu ứng tâm lý khi sử dụng).

Nước Mỹ hiện vẫn chưa cho phép canh tác cây gai dầu, thế nhưng trên thế giới cây gai dầu đang được canh tác ở hơn 30 nước. Trong khi cũng tại Mỹ đã có 23 bang đã hợp pháp hóa cây cần sa dù nhiều bang khác vẫn coi loại cây này là một chất ma túy.

(BKP;TH)

Xem thêm
Bổ nhiệm Tổng Biên tập Báo Thừa Thiên - Huế

THỪA THIÊN - HUẾ Ông Hoàng Đăng Khoa, Phó Tổng Biên tập phụ trách được Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế bổ nhiệm giữ chức Tổng Biên tập báo Thừa Thiên - Huế, kể từ ngày 1/11.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Cảnh báo mưa diện rộng, thuỷ điện lớn nhất Thừa Thiên - Huế xả lũ

THỪA THIÊN - HUẾ Thủy điện Bình Điền sẽ vận hành điều tiết hồ chứa qua tràn và tuabin với lưu lượng tăng dần, tránh đột biến khoảng từ 650 - 900m³/s, bắt đầu từ 8h30 sáng nay.

Giấc mơ lớn trên lòng hồ sông Đà: [Bài cuối] Bán tôm cá 'bán' cả câu chuyện sông Đà

Để đảm bảo tính đa mục tiêu của vùng hồ thủy điện, Hòa Bình tập trung khai thác giá trị thương hiệu cá sông Đà, lấy du lịch làm 'đầu kéo' thủy sản lòng hồ.

Bình luận mới nhất