| Hotline: 0983.970.780

Công bố dịch sốt xuất huyết, Hà Nội chưa vội - Vì sao?

Thứ Ba 22/08/2017 , 06:30 (GMT+7)

Tại cuộc họp khẩn chống dịch sốt xuất huyết do Bộ Y tế chủ trì chiều 17/8, thì hiện có 12 quận/huyện tại Hà Nội đang ở trong mức “báo động đỏ”, và chưa có chiều hướng giảm rõ rệt.

17-11-24_ong_hong_duc_hnh_pgd_so_y_te_h_noi_bo_co_cong_tc_phong_chong_sxh_trong_buoi_hop_khn
Ông Hoàng Đức Hạnh - Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội - báo cáo công tác phòng chống sốt xuất huyết trong buổi họp khẩn

Theo ông Hoàng Đức Hạnh - Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, tính đến hiện tại, Hà Nội đã có 17.027 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 3.243% so với năm 2016. Trong tuần, Hà Nội ghi nhận 3.440 trường hợp mắc sốt xuất huyết. Thành phố phân loại mức độ cảnh báo dịch sốt xuất huyết theo 3 màu: đỏ, cam và vàng, thì đang có 12 nơi đang ở mức báo động đỏ. Cụ thể: Quận Đống Đa (2.922), Hoàng Mai (2.920), Hai Bà Trưng (1.564), Thanh Xuân (1.409), Cầu Giấy (1.063), Hà Đông (1.063), Thanh Trì (907), Ba Đình (875), Nam Từ Liêm (650), Thanh Oai (566), Thường Tín (435), Hoàn Kiếm (423).

Vậy mà, Hà Nội đến giờ vẫn chưa công bố dịch sốt xuất huyết?

Ông Hoàng Đức Hạnh trả lời rằng, Hà Nội chưa công bố dịch sốt xuất huyết bởi lý do: mục đích công bố dịch là kêu gọi sự vào cuộc chống dịch và công khai thông tin dịch bệnh. Về việc này thì Hà Nội đã công khai thông tin, đã huy động sự vào cuộc và đã chi ít nhất trên 20 tỉ đồng cho việc phun hóa chất và các hoạt động phòng chống dịch sốt xuất huyết.

Nhưng theo Quyết định số 02/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng, quy định điều kiện công bố dịch bệnh truyền nhiễm, thì Hà Nội hiện đã đủ những điều kiện để công bố: với xã/phường là số mắc vượt quá mức trung bình của 3 năm gần nhất; quận/huyện công bố dịch khi có từ 2 xã, phường có dịch trở lên; tỉnh/thành có dịch khi có từ 2 quận, huyện có dịch trở lên. Mà số ca mắc sốt xuất huyết ở Hà Nội hiện đã tăng hơn 30 lần so với cùng kỳ 2016, và 7 bệnh nhân đã tử vong, 12 quận/huyện đang ở mức “báo động đỏ” sốt xuất huyết. Trong thời gian tới, diễn biến dịch bệnh vẫn rất khó lường vì thời tiết dự báo mưa dài ngày vẫn tiếp tục. Bộ Y tế cũng cho biết, dịch sốt xuất huyết năm nay sớm hơn mọi năm và theo chu kỳ, thì thời điểm này vẫn chưa phải là đỉnh điểm của dịch. Vì vậy, nếu không thực hiện quyết liệt thì dịch bệnh sẽ tiếp tục tăng.

Thêm nữa, ở Việt Nam trung bình mỗi năm có khoảng 100.000 ca mắc. Theo như ông Trần Đắc Phu - Cục trưởng Y tế dự phòng (Bộ Y tế), thì số lượng bệnh nhân năm nay chắc chắn sẽ vượt năm 2016. Miền Nam sẽ không tăng nhiều nhưng miền Bắc thì còn tăng. Ông Phu cũng cho rằng phải nỗ lực để thay đổi về hành vi, mỗi gia đình, mỗi ngõ xóm đều phải ngăn chặn dịch.

Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TƯ Nguyễn Văn Kính nhận định: “Giờ mới chỉ có y tế làm nhiều, nhưng cộng đồng thờ ơ, chưa tham gia”, nên những tuần tới số bệnh nhân sẽ còn tăng thêm gấp bội, không chỉ dừng ở con số vài ngàn ca. Có nghĩa là cả hai ông Phu và ông Kính đều cho rằng phải đẩy mạnh công tác truyền thông. Thậm chí, để việc phòng chống hiệu quả, Bộ trưởng Ytế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng còn đề nghị công tác truyền thông đi trước 1 bước, tập trung tuyên truyền về ổ chứa muỗi, lăng quăng; dấu hiệu của bệnh và khi mắc bệnh thì nên điều trị thế nào…

Thế thì càng phải công bố dịch để mọi người dân Hà Nội nhận thức được tính nghiêm trọng của vấn đề, để cả cộng đồng tham gia chứ? Chả lẽ, đã đến nước này mà Hà Nội vẫn “chưa vội được đâu” (?!).

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thăm, động viên y bác sĩ, bệnh nhân SXH

Chiều 21/8, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đến thăm, động viên y, bác sĩ và bệnh nhân sốt xuất huyết (SXH) tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, đơn vị tuyến cuối trong chẩn đoán, điều trị bệnh SXH.

Báo cáo với Phó Thủ tướng, PGS.TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho biết luỹ kế từ đầu năm đến nay bệnh viện đã chấn đoán trên 17.000 bệnh nhân SXH, riêng trong 3 ngày 10-20/8 số ca mắc mới là 1.422 ca. Tỷ lệ người mắc SXH từ cộng đồng là 98,2%, trong đó 88% là ở Hà Nội. Hiện tại số bệnh nhân SXH đang điều trị nội trú tại hai cơ sở của bệnh viện là 351 người, trong đó cơ sở 1 là 285 người.

Phó Thủ tướng cho rằng sau nhiều nỗ lực phòng, chống dịch của TP. Hà Nội, các cơ sở y tế và cộng đồng, dịch SXH ở Hà Nội đã có dấu hiệu đi ngang nhưng không thể vì vậy mà có tâm lý thở phào.

Phó Thủ tướng mong muốn các bệnh viện quyết tâm thực hiện nghiêm túc các biện pháp điều trị, dự phòng, tư vấn cho người dân. Đặc biệt là một bệnh viện đầu ngành, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương đã có rất nhiều kinh nghiệm từ thực tiễn trong phân loại, điều trị bệnh nhân SXH để cần phổ biến, hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm cho các bệnh viện tuyến dưới từ điều trị trong ngày đến thuyết phục bệnh nhân.

 

Xem thêm
Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị: Điều tra, xử lý nghiêm hành vi gây cháy rừng

Ngày 28/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Quốc Trị đã có buổi làm việc với tỉnh Hà Giang về tình hình sản xuất nông nghiệp và công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Ùn tắc bến phà ra đảo Cát Bà dịp 30/4 và 1/5

HẢI PHÒNG Ngày 28/4, hàng nghìn người đã ùn ùn đổ về bến phà Đồng Bài để ra đảo Cát Bà khiến giao thông tắc nghẽn.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm