| Hotline: 0983.970.780

Công nghệ thực phẩm mới có thể giải phóng 80% đất nông nghiệp

Thứ Năm 08/12/2022 , 10:18 (GMT+7)

Khoảng 4/5 diện tích đất nông nghiệp đang nuôi sống nhân loại đứng trước thách thức về môi trường và giải pháp lâu dài chỉ có thể trông chờ vào công nghệ thực phẩm mới.

Thịt bò và thịt cừu có thể chứa nhiều protein nhưng việc sản xuất ra mỗi 100 gram theo cách hiện tại tiêu tốn rất nhiều tài nguyên đất, nước và chi phí khác. Đồ họa: WorldInData (Poore & Nemecek 2018)

Thịt bò và thịt cừu có thể chứa nhiều protein nhưng việc sản xuất ra mỗi 100 gram theo cách hiện tại tiêu tốn rất nhiều tài nguyên đất, nước và chi phí khác. Đồ họa: WorldInData (Poore & Nemecek 2018)

Bài toán sản xuất lương thực, đa dạng sinh học và lưu trữ carbon trong các hệ sinh thái đang phải cạnh tranh lẫn nhau trên cùng một vùng đất. Đây đang là vấn đề cơ bản để bảo tồn môi trường ở cấp độ toàn cầu, khi con người đòi hỏi nhiều thức ăn hơn, thì càng có nhiều rừng và các hệ sinh thái tự nhiên khác bị chặt phá làm trang trại. Do đó, mọi mục tiêu bảo tồn đang được các nhà lãnh đạo thế giới đàm thảo sẽ thất bại trừ khi nó giải quyết được vấn đề cơ bản là sản xuất lương thực.

May mắn thay, một loạt các công nghệ thực phẩm mới đang được phát triển để tạo ra một cuộc cách mạng trong hệ thống trong sản xuất lương thực. Theo một nghiên cứu gần đây, sự chuyển đổi này có thể đáp ứng nhu cầu lương thực ngày càng tăng ở khắp các quốc gia do dân số ngày càng. Hay nói cách khác, những công nghệ mới này có thể giải phóng ít nhất 80% diện tích đất nông nghiệp hiện tại để trả về… tự nhiên trong khoảng một thế kỷ.

Con số thống cho thấy, khoảng 4/5 diện tích đất nông nghiệp thế giới đang được sử dụng để sản xuất lương thực cho con người, được phân bổ cho thịt và sữa, bao gồm cả đất trồng trọt và cây trồng để làm thức ăn chăn nuôi gia súc. Để dễ hình dung về quy mô, hãy cộng toàn bộ diện tích Ấn Độ, Nam Phi, Pháp và Tây Ban Nha để có diện tích đất dành cho cây trồng dùng để chăn nuôi gia súc và sau đó trở thành các loại thực phẩm nuôi sống con người.

Mặc dù số lượng người ăn chay và thuần chay ngày càng tăng ở một số quốc gia, nhưng lượng tiêu thụ thịt toàn cầu đã tăng hơn 50% trong vòng 20 năm qua và dự kiến ​​sẽ tăng gấp đôi trong thế kỷ này. Và hệ quả là không có lựa chọn nào tốt cho đa dạng sinh học, nhất là việc sản xuất thịt và sữa đã và đang là một ngành kinh doanh “khó ưa”.

Ví dụ, hầu hết số gà được nuôi trong các hoạt động chăn nuôi mật độ cao, và chăn nuôi lợn, bò và đặc biệt là chăn nuôi bò sữa cũng diễn ra theo cách tương tự. Chưa kể hệ thống chăn nuôi hiện tại rất “dã man”, gây ô nhiễm môi trường, có hại cho đa dạng sinh học và khí hậu…Và thông điệp là “Hãy đừng để bị đánh lừa bởi những thước phim hoạt hình về những chú bò sữa hạnh phúc với bông hoa cúc trắng nhô ra từ môi”.

Theo các chuyên gia, trừ khi sản xuất lương thực được giải quyết trực tiếp, chúng ta sẽ chống lại sự thay đổi không thể tránh khỏi- thường không có hy vọng thành công lâu dài. Vì vậy chúng ta cần giải quyết nguyên nhân của vấn đề bằng cách tiếp cận toàn cầu chính đối với biến đổi khí hậu là tập trung vào nguyên nhân và giảm thiểu phát thải khí nhà kính, chứ không phải sản xuất ra hàng tỷ chiếc ô bảo vệ (mặc dù chúng ta cũng có thể cần những thứ này).

Vì vậy, làm thế nào để có thể làm điều này?

Khởi nghiệp Upside Foods có trụ sở tại California, Mỹ -nơi sử dụng nông nghiệp tế bào để sản xuất thịt.

Khởi nghiệp Upside Foods có trụ sở tại California, Mỹ -nơi sử dụng nông nghiệp tế bào để sản xuất thịt.

Nông nghiệp tế bào- công nghệ thực phẩm mới sẽ cung cấp một giải pháp thay thế và có thể là một trong những tiến bộ công nghệ hứa hẹn nhất của thế kỷ này. Đôi khi được gọi là “thực phẩm nuôi cấy trong phòng thí nghiệm”, quy trình này liên quan đến việc nuôi cấy các sản phẩm động vật từ tế bào động vật thật, thay vì sản xuất gia súc, gia cầm thực tế.

Mặt khác, việc đối xử thiếu nhân đạo với động vật sẽ bị loại bỏ và không phải cần những con bò lang thang trên cánh đồng, nhà máy sẽ chiếm ít không gian hơn để sản xuất cùng một lượng thịt hoặc sữa.

Các công nghệ thực phẩm mới nổi khác bao gồm sản xuất protein vi sinh vật, trong đó vi khuẩn sử dụng năng lượng thu được từ các tấm pin mặt trời để chuyển đổi carbon dioxide, nitơ và các chất dinh dưỡng khác thành carbohydrate và protein. Điều này có thể tạo ra nhiều protein như đậu nành nhưng chỉ với 7% diện tích. Những thứ này sau đó có thể được sử dụng làm phụ gia thực phẩm chứa protein (một công dụng chính của đậu nành) và thức ăn chăn nuôi (bao gồm cả vật nuôi).

Thậm chí chúng ta có thể tạo ra đường và carbohydrate bằng cách khử muối hoặc thông qua chiết xuất CO₂ từ khí quyển, tất cả đều không cần đi qua thực vật hoặc động vật sống. Các loại đường thu được về mặt hóa học giống như các loại đường có nguồn gốc từ thực vật nhưng sẽ được tạo ra trong một phần rất nhỏ diện tích mà cây trồng thông thường yêu cầu.

Những công nghệ mới này có thể có tác động rất lớn ngay cả khi nhu cầu tiếp tục tăng. Mặc dù nghiên cứu mới dựa trên giả định rằng mức tiêu thụ thịt toàn cầu sẽ tăng gấp đôi, nhưng nó cũng gợi ý rằng ít nhất 80% đất nông nghiệp có thể được giải phóng để sử dụng cho mục đích khác như trở thành các khu bảo tồn thiên nhiên hoặc được sử dụng để lưu trữ carbon...

Các hệ thống chăn nuôi công nghiệp hiện nay đang tạo ra khối lượng lớn phân, xương, máu, ruột, kháng sinh và hormone tăng trưởng cũng sẽ không còn nữa. Do  sẽ có ít áp lực hơn đối với đất đai, nên sẽ ít cần đến hóa chất và thuốc trừ sâu hơn và sản xuất cây trồng có thể trở nên thân thiện với động vật hoang dã hơn (việc áp dụng canh tác hữu cơ trên toàn cầu hiện không khả thi vì nó kém năng suất hơn). Tuy nhiên quá trình chuyển đổi này cần phải được kết hợp với quá trình chuyển đổi hoàn toàn sang năng lượng tái tạo vì các công nghệ mới đòi hỏi rất nhiều năng lượng.

Tất nhiên, việc chuyển đổi những công nghệ này thành các hệ thống sản xuất đại trà sẽ rất khó khăn. Nhưng nếu không làm như vậy có khả năng dẫn đến cường độ canh tác ngày càng tăng, số lượng động vật bị nuôi thâm canh theo kiểu nhồi nhét ngày càng tăng và thậm chí nhiều thiên nhiên bị mất đi.

Để tránh được nguy cơ này và đạt được mục tiêu giảm 80% diện tích đất nông nghiệp - sẽ đòi hỏi rất nhiều ý chí chính trị và sự chấp nhận về mặt văn hóa đối với những dạng thức mới này. Nó sẽ đòi hỏi những “củ cà rốt” kinh tế và chính trị như đầu tư, trợ cấp và giảm thuế cho những công nghệ mong muốn, và “những cây gậy” như tăng thuế và loại bỏ trợ cấp cho những công nghệ có hại. Trừ khi điều này xảy ra, các mục tiêu đa dạng sinh học sẽ tiếp tục bị bỏ lỡ, hết COP này đến COP khác.

(The Conversation)

Xem thêm
Nghề nuôi đà điểu gặp khó khăn chưa từng có

Hà Nội Trong trang trại của ông Tài, đàn đà điểu vục đầu ăn ở máng xong một con co chân chạy là tất cả các con khác cùng chạy theo, bụi cuốn bay mù mịt.

Giám sát sức khỏe đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

ĐBSCL Ngành chuyên môn khuyến cáo người dân chú trọng tiêm phòng vacxin đầy đủ cho vật nuôi để an toàn trong thời điểm giao mùa và dịp người chăn nuôi tăng đàn phục vụ Tết.

Hà Nội xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn gắn với du lịch

Mô hình sản xuất rau an toàn gắn với du lịch sinh thái và trải nghiệm ở Văn Đức đã tích hợp được đa giá trị, nâng cao khả năng sản xuất, tiêu thụ.