| Hotline: 0983.970.780

Những lý do đe dọa ngành chăn nuôi lấy thịt

Thứ Hai 05/12/2022 , 10:13 (GMT+7)

Cần ít nhất 25 kg thức ăn khô và 15.000 lít nước để tạo ra một kg thịt bò, chưa kể chăn nuôi truyền thống tác động tiêu cực đến môi trường và tốn kém.

Những chiếc xúc xích được làm từ thịt nuôi cấy trong phòng thí nghiệm. Ảnh: Meatable 

Những chiếc xúc xích được làm từ thịt nuôi cấy trong phòng thí nghiệm. Ảnh: Meatable 

“Bạn không thể nào đổi mới trên một con bò” là khẩu hiệu mà các chuyên gia khí hậu phát đi trong chiến dịch bảo vệ môi trường nhân Hội nghị Thượng đỉnh về biến đổi khí hậu lần thứ 27 (COP27) vừa qua.

Theo đó, nếu nhân loại muốn đạt được các mục tiêu về khí hậu đang được thảo luận, thì ngành công nghiệp chăn nuôi sẽ cần phải đổi mới và thay đổi.

Daan Luining, đồng sáng lập kiêm đại diện khởi nghiệp CTO Meatable - công ty sản xuất thịt trong phòng thí nghiệm cho rằng, ngành chăn nuôi lấy thịt thế giới hiện tại đã đạt “điểm tới hạn”. Thay vào đó, ông Luining kêu gọi các chính phủ cần hỗ trợ nhiều hơn cho xu thế sản xuất thịt không giết mổ.

Vị chuyên gia có thâm niên 9 năm trong lĩnh vực nghiên cứu- sản xuất thịt nhân tạo, với nền tảng về sinh học phân tử tế bào và kỹ thuật mô, chính là người đã tạo ra chiếc bánh mì kẹp thịt đầu tiên được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm vào năm 2013.

Hiện công ty của ông này đang phát triển các dòng sản phẩm mới bao gồm thịt lợn băm, thịt bò băm và họ hy vọng sẽ tung ra mẻ đầu tiên tại Singapore ngay trong năm tới.

Liệu thịt nuôi cấy trong phòng thí nghiệm có phải là tương lai của thịt?

Những người ủng hộ xu thế mới và bảo vệ môi trường đã chỉ ra ba vấn đề chính xung quanh ngành công nghiệp chăn nuôi hiện nay cần được khắc phục.

Thứ nhất, hoạt động sản xuất chăn nuôi truyền thống tác động rất lớn đến môi trường. Theo nghiên cứu của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp quốc (FAO), ngành chăn nuôi toàn cầu hiện gây ra khoảng 14,5% tổng lượng khí thải carbon, ngoài ra còn kéo theo hàng loạt sự căng thẳng về các nguồn lực cần thiết để đảm bảo sản xuất đủ nguồn thịt cho nhân loại.

Cụ thể, theo ước tính của mạng lưới Water Footprint Network, cần khoảng 25 kg thức ăn khô để tạo ra một kg thịt từ một con bò và cùng một kg đó cần khoảng 15.000 lít nước.

Các chuyên gia nghiên cứu đã gợi ý rằng, việc thay thế thịt động vật nuôi truyền thống bằng thịt nuôi trong phòng thí nghiệm có thể giảm tới 96% lượng khí thải nhà kính.

Tiếp đến là vấn đề đạo đức hay phúc lợi động vật. Thống kê thế giới mỗi năm giết mổ khoảng 80 tỷ con vật để phục vụ cho nhu cầu protein của con người, trong đó có nhiều động vật được nuôi nhốt trong những điều kiện tồi tàn.

Các nhà bảo vệ quyền lợi của vật nuôi từng nhiều lần cảnh báo, nhiều loài vật nuôi không được giết mổ theo cách “nhân đạo”, điều có thể tránh được...

Cuối cùng, đó là vấn đề an ninh lương thực. Hiện nhiều quốc gia đã không còn không gian hoặc tài nguyên thiên nhiên để nuôi động vật nhằm đáp ứng nhu cầu thịt của người dân và thay vào đó buộc phải dựa vào nguồn thịt nhập khẩu.

Theo các chuyên gia, một trong những câu hỏi lớn mà nhân loại phải đối mặt hiện nay chính là làm thế nào để nuôi sống dân số toàn cầu với nhu cầu ngày càng tăng về thịt, đồng thời không phá hủy hành tinh trong quá trình sản xuất.

Do đó tương lai của thực phẩm và những người “nắm giữ câu trả lời” sẽ là những nhà sản xuất thịt nuôi cấy trong phòng thí nghiệm, khi mà hiện đã có hàng chục công ty chứng minh được rằng, chỉ với một mẫu tế bào nhỏ từ động vật có thể tạo ra nguồn thịt thay thế mà không cần phải nuôi, chăm sóc hoặc giết mổ động vật.

Và mới đây nhất vào cuối tháng trước, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã cho phép bán thịt gà nuôi cấy trong phòng thí nghiệm cho người tiêu dùng trong nước. Như vậy hiện Mỹ là quốc gia tiếp bước Singapore, quốc gia đầu tiên làm như vậy vào năm 2020.

(ERN)

Xem thêm
Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Lão nông tự tạo chế phẩm tăng độ bám dính thuốc bảo vệ thực vật

Trong bối cảnh nhiều hộ trồng cam tại Cao Phong, Hòa Bình đang lao đao vì dịch bệnh thì vườn cam của ông Phạm Văn Cường lại xanh tốt, gây ấn tượng mạnh cho tôi.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.