| Hotline: 0983.970.780

Công trình thủy lợi cần cân đối bài toán kinh tế kỹ thuật và môi trường

Thứ Hai 27/05/2024 , 16:21 (GMT+7)

ĐBSCL Công trình thủy lợi đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội, cũng ảnh hưởng không ít đến môi trường nên cân đối bài toán về kinh tế kỹ thuật và kinh tế môi trường

Chương trình tọa đàm Giải pháp công trình thủy lợi theo nguyên tắc 'không hối tiếc' do Báo Nông nghiệp Việt Nam thực hiện. Ảnh: KT.

Chương trình tọa đàm Giải pháp công trình thủy lợi theo nguyên tắc “không hối tiếc” do Báo Nông nghiệp Việt Nam thực hiện. Ảnh: KT.

Sau thập niên 90, nền nông nghiệp Việt Nam phát triển một cách nhanh chóng. Nước ta từ quốc gia thiếu lương thực đã vươn mình trở thành một trong những quốc gia có sản lượng lúa gạo xuất khẩu hàng đầu thế giới. Đặc biệt, những năm gần đây, nguồn lương thực trong nước đã ổn định và hướng tới nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tại chương trình Tọa đàm Giải pháp công trình thủy lợi theo nguyên tắc “không hối tiếc” do Báo Nông nghiệp Việt Nam thực hiện, Tiến sĩ Trần Văn Hừng, Khoa Khoa học Thủy lợi, Trường Bách khoa (Đại học Cần Thơ) nhận định, các công trình thủy lợi được xem là một trong những yếu tố quan trọng, đẩy mạnh phát triển hoạt động sản xuất lúa gạo và nông nghiệp của khu vực ĐBSCL.

Theo ông Hừng, nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các công trình thủy lợi ở vùng ĐBSCL được đầu tư xây dựng với quy mô ngày càng lớn. Nổi bật, các công trình này do chính người Việt Nam quy hoạch, thiết kế và thực hiện thi công, đưa vào vận hành một cách hiệu quả.

Ngoài ra, hệ thống đê và đường là nét đặc trưng, thuận lợi của vùng ĐBSCL, nhờ đó hệ thống giao thông, trong đó có giao thông nông thôn phát triển khá mạnh mẽ. 

Tuy việc vận hành các công trình thủy lợi mang đến nhiều lợi ích, nhưng cũng ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Do đó, các bài toán về kinh tế kỹ thuật và môi trường phải được cân đối. 

“Việc đánh giá bài toán về kinh tế môi trường là đều cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, nhiều dự án vẫn chưa đánh giá được tác động môi trường một cách chặt chẽ do công tác đánh giá gặp nhiều khó khăn”, ông Hừng cho biết.

Tiến sĩ Trần Văn Hừng, Khoa Khoa học Thủy lợi, Trường Bách khoa (Đại học Cần Thơ) nhận định, việc vận hành các công trình thủy lợi mang đến lợi ích phát triển kinh tế, xã hội. Ảnh: KT.

Tiến sĩ Trần Văn Hừng, Khoa Khoa học Thủy lợi, Trường Bách khoa (Đại học Cần Thơ) nhận định, việc vận hành các công trình thủy lợi mang đến lợi ích phát triển kinh tế, xã hội. Ảnh: KT.

Cụ thể, tại cửa sông Rạch Mọp đang xây dựng cống âu thuyền Rạch Mọp, nằm ở vị trí giáp ranh xã Nhơn Mỹ (huyện Kế Sách) và xã Song Phụng (huyện Long Phú) của tỉnh Sóc Trăng. Đây là vùng nước lợ, cống được xây dựng có thể ảnh hưởng đến sự lưu thông dòng chảy giữa sông và kênh rạch nội đồng. Khi đó, dòng chảy sông Hậu đổ về, sẽ làm thay đổi lượng và địa chất của lưu vực này. 

Do đó, công tác vận hành công trình thủy lợi đóng vai trò đặc biệt quan trọng, nếu vận hành không khéo, cống âu thuyền sẽ làm ảnh hưởng đến những công trình lấy nước sinh hoạt dọc theo sông Hậu. Cụ thể, nếu công trình lấy nước nằm trong khu vực nước ngọt có thể sẽ nhiễm lợ, công trình nằm trong vùng nước lợ sẽ nhiễm mặn vào một số thời điểm.

Ngoài ra, các công trình ngăn mặn gần khu vực cửa sông, ven biển sẽ thay đổi môi trường nước từ vùng nước mặn thành vùng nước lợ do nước ngọt đổ ra biển. Từ đó thay đổi vùng sinh thái ven biển dẫn đến tình trạng suy thoái, sạt lở.

Hiện nay, các hệ thống công trình tại khu vực ĐBSCL được xây dựng khác nhau cùng với địa hình khu vực bằng phẳng. Khi các cống vận hành không có sự liên kết sẽ dẫn đến sự tranh chấp về vấn đề nguồn nước.

Cống âu thuyền Rạch Mọp, nằm ở vị trí giáp ranh xã Nhơn Mỹ (huyện Kế Sách) và xã Song Phụng (huyện Long Phú) của tỉnh Sóc Trăng đang được đầu tư xây dựng. Ảnh: KT.

Cống âu thuyền Rạch Mọp, nằm ở vị trí giáp ranh xã Nhơn Mỹ (huyện Kế Sách) và xã Song Phụng (huyện Long Phú) của tỉnh Sóc Trăng đang được đầu tư xây dựng. Ảnh: KT.

Ngoài ra, gần đây khu vực thành phố như TP. Cần Thơ thường xảy ra tình trạng ngập lụt vào mùa mưa lũ có thể do ảnh hưởng một phần từ các công trình thủy lợi. Trước đây, vùng Tứ Giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười là những khu vực trữ nước vùng lũ và xả nước vào mùa khô để cân bằng môi trường sinh thái. Tuy nhiên, do nhu cầu sản xuất nông nghiệp, các bờ đê, công trình thủy lợi được xây dựng  bơm nước ra khỏi đồng, nước không giữ được trên đồng sẽ chảy về sông. “Ngày xưa nước ở trên đồng nay nước về trên thành phố, đây cũng là một trong những vấn đề cần xem xét giải quyết”, ông Hừng chia sẻ.

Ông Hừng lưu ý, về nguyên tắc, khi công trình thủy lợi vận hành một thời gian 5 - 10 năm hoặc lâu hơn sẽ đạt tới trạng thái cân bằng mới. Các nhà khoa học cần đánh giá mặt thuận lợi, khó khăn, phân vùng sản xuất, vận hành công trình hiệu quả để mang lại lợi ích tổng thể cho vùng.

Xem thêm
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Đại Liên, bắt đầu các hoạt động tại Trung Quốc

Trưa 24/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới sân bay Chu Thủy Tử, thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh bắt đầu chuỗi hoạt động tại Trung Quốc.

VinFast VF 3 - 'chân ái' sang xịn mịn của dân văn phòng

Với mức giá chỉ từ 240 triệu đồng, chính sách trả góp hơn 2 triệu đồng/tháng, thiết kế nhỏ gọn và phong cách, VF 3 đang là cái tên 'hot rần rần' với người dùng Việt, đặc biệt là giới văn phòng, công sở.

Bảo đảm an toàn, chu đáo cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Thủ tướng chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo bảo đảm đề thi chất lượng, chính xác, tuyệt đối an toàn, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát kỳ thi.

Tác giả của 'quả bom bán bản quyền giống' nói về truyền thông chân chính

Lúc tôi sang trường, PGS.TS Nguyễn Thị Trâm tất tả từ đồng về, mặt lo âu: 'Cô đang cho gặt dòng mẹ đóng bao chờ chở về nhưng gặp mưa sẽ phải hong đây'.