| Hotline: 0983.970.780

Công ty phá sản, giám đốc tính làm xe ôm

Thứ Hai 14/05/2012 , 08:55 (GMT+7)

Từng là chủ của 2 cơ sở sản xuất đồ gỗ với hàng chục công nhân, anh Trần Văn Hoàng (Hà Nội) dự tính đi lái xe ôm mưu sinh...

Từng là chủ của 2 cơ sở sản xuất đồ gỗ với hàng chục công nhân, anh Trần Văn Hoàng (Hà Nội) dự tính đi lái xe ôm mưu sinh vì kinh doanh thua lỗ, nhà xưởng bị phát mãi, hàng tồn kho chất đống.

Nằm trong một con ngõ nhỏ trên phố Đê La Thành, Hà Nội, xưởng gỗ của anh Trần Văn Hoàng trở nên ngột ngạt hơn, không chỉ vì cái nắng 38 độ C của thời tiết, mà còn bởi những bộ bàn ghế tồn kho chất đống. Ngồi cạnh chiếc bàn làm việc nhỏ ở góc nhà, anh thẫn thờ cho phóng viên xem giấy yêu cầu phát mãi căn nhà cũng là khu xưởng sản xuất vì nợ quá hạn một năm.

Trước khi mở công ty kinh doanh gỗ, anh Hoàng từng là một thợ mộc có tiếng. Bố mẹ anh quê ở Hưng Yên, cũng nhờ nghề mộc mà mua được nhà đất tại Hà Nội và lo cho con một cuộc sống khá sung túc.


Doanh nghiệp phá sản, nhiều chủ công ty phải chuyển nghề khác để mưu sinh
Ảnh minh họa.

Sau khi kết hôn, có sẵn một số vốn và niềm đam mê với nghề mộc, anh Hoàng quyết định mở công ty riêng chuyên về sản xuất kinh doanh đồ gỗ. Thời điểm làm ăn phát đạt, xưởng gỗ của anh thu hút tới hàng chục công nhân từ các tỉnh.

Tuy nhiên, từ cuối năm 2010 tới nay, do kinh tế khó khăn, việc làm ăn của công ty trở nên chật vật. "Hàng sản xuất ra chất đống ngày càng nhiều. Gần một năm nay tôi phải vay tiền từ người thân, bạn bè để trả nợ ngân hàng. Công ty tôi cũng đã ngưng 2 xưởng sản xuất gỗ bên Gia Lâm rồi", anh Hoàng tâm sự.

Điều khiến anh xót xa nhất là ngay đến cả căn nhà do bố mẹ để lại, giờ đây cũng sắp bị ngân hàng phát mãi. "Nhà bị mất, việc cũng không còn. Trong khi 3 đứa con tôi đều đang đi học, không biết rồi sẽ thế nào", vừa nói, anh vừa gạt những giọt mồ hôi lấm tấm trên trán. "Chắc tôi làm xe ôm, có khách chở thì có tiền, thì ăn cơm ngon, không có khách thì ăn rau cháo qua ngày", anh Hoàng chia sẻ.

Không chỉ anh Hoàng, nhiều chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng đang điêu đứng do tình hình kinh tế khó khăn. Đến ngôi nhà "ổ chuột" của anh Bình ở gần Ngã Tư Sở, ít ai ngờ rằng anh từng là một vị giám đốc hào hoa, phóng túng, sở hữu đôi Camry và 2 ngôi nhà trong trung tâm Hà Nội.

Vốn là một cử nhân khoa Hóa, Đại học Tự nhiên Hà Nội, anh Bình quyết định chuyển tay ngang sang lĩnh vực may thời trang. Do có tài ăn nói và quan hệ tốt, công ty của anh nhanh chóng ký được nhiều hợp đồng may mặc với các đối tác lớn.

Nhưng gần 2 năm nay, việc ký hợp đồng khó khăn hơn, chuyện làm ăn của công ty anh cũng sa sút hẳn. "Bỏ thì thương, vương thì tội, nên tôi vẫn chấp nhận vay vốn ngân hàng để sản xuất cầm chừng. Ai dè, càng làm càng lỗ. Hết vốn, lợi nhuận làm ra chỉ đủ trả lãi ngân hàng, có đơn hàng lại không có vốn để thực hiện, thu không đủ bù chi... khiến doanh nghiệp rơi vào vòng luẩn quẩn", anh Bình tâm sự.

Khi tuyên bố phá sản, công ty anh Bình vẫn còn nợ tới vài chục tỷ đồng. Vì thế, anh phải bán cả 2 căn nhà ở nội thành và đôi Camry để trả nợ.

"Làm giám đốc nghe thì oai, chứ khổ lắm. Đầu óc lúc nào cũng căng như dây đàn để tính chuyện làm ăn. Nhưng người tính cũng không bằng trời tính. Tôi làm thật ăn thật, nhưng có tránh được bão khủng hoảng đâu", anh tâm sự.

Kinh tế khó khăn cùng chính sách thắt chặt tín dụng đã đẩy nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ vào tình trạng khó khăn. Từ giữa năm 2011 đến nay, số lượng doanh nghiệp giải thể tăng đột biến. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia kinh tế, trong thời gian tới, con số này sẽ còn tiếp tục tăng mạnh.

* Tên nhân vật đã được thay đổi

(Theo VTC News)

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm