| Hotline: 0983.970.780

C.P. Việt Nam bàn giao dự án phục hồi 17 ha rừng tràm tỉnh Long An

Thứ Ba 26/11/2024 , 18:03 (GMT+7)

Dự án 'Trồng và phục hồi 17 hecta rừng tràm đặc dụng với 340.000 cây tràm' tại huyện Tân Hưng, Long An vừa được C.P. Việt Nam bàn giao sau khi phục hồi.

Hình ảnh rừng phát triển sau 2 năm tiến hành phục hồi. Ảnh: Báo Pháp Luật TP.HCM.

Hình ảnh rừng phát triển sau 2 năm tiến hành phục hồi. Ảnh: Báo Pháp Luật TP.HCM.

Vào ngày 22/11/2024, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Khu Bảo tồn Đất ngập nước (KBT ĐNN) Láng Sen, đã tổ chức Lễ tổng kết Dự án “Trồng và phục hồi 17 hecta rừng tràm đặc dụng với 340.000 cây tràm”. Lễ tổng kết nhằm đánh giá tác động môi trường của dự án sau hai năm thực hiện, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm và bài học, thảo luận về tiềm năng phát triển tín chỉ carbon từ trồng rừng.

Hình ảnh rừng phát triển sau 2 năm tiến hành phục hồi. Ảnh: Báo Pháp Luật TP.HCM.

Hình ảnh rừng phát triển sau 2 năm tiến hành phục hồi. Ảnh: Báo Pháp Luật TP.HCM.

Sự kiện có sự tham dự của đại diện chính quyền tỉnh Long An, huyện Tân Hưng, ba xã vùng đệm của khu bảo tồn, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Long An, lãnh đạo KBT ĐNN Láng Sen, đại diện Tập đoàn PAN, Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam, IUCN, các chuyên gia về lâm nghiệp và tín chỉ carbon cùng cơ quan báo đài.

Khu vực 17 ha rừng tràm ở thời điểm cần phục hồi, ảnh chụp ngày 22/12/2022.

Khu vực 17 ha rừng tràm ở thời điểm cần phục hồi, ảnh chụp ngày 22/12/2022.

Dự án “Trồng và phục hồi 17 hecta rừng tràm đặc dụng với 340.000 cây tràm” tại huyện Tân Hưng, tỉnh Long An, được thực hiện từ năm 2021 đến 2024, bởi Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Khu Bảo tồn Đất ngập nước (KBT ĐNN) Láng Sen với sự hỗ trợ nguồn vốn từ C.P. Việt Nam hợp tác cùng Tập đoàn PAN.

Ký kết hợp tác 3 bên thực hiện dự án.

Ký kết hợp tác 3 bên thực hiện dự án.

Khu Bảo tồn Đất ngập nước (KBT ĐNN) Láng Sen - là khu Ramsar thứ 7 của Việt Nam và thứ 2.227 trên thế giới. Dự án hướng tới mục tiêu phục hồi môi trường sống của các loài chim nước và động thực vật thủy sinh, đồng thời nâng cao nhận thức cộng đồng về tầm quan trọng của bảo tồn thiên nhiên.

Sự phối hợp này cũng thuộc một phần trong dự án “C.P. Việt Nam - Hành trình vì một Việt Nam xanh 2021-2025”, hướng tới việc trồng 1.500.000 cây xanh trên toàn quốc, bao gồm 500.000 cây trong hệ thống công ty, nhà máy và trang trại, và 1.000.000 cây thông qua hợp tác với các tỉnh, ban ngành đóng góp tích cực vào chiến dịch trồng cây xanh tại các địa phương.

Ông Trương Thanh Sơn, Giám đốc Khu bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen, phát biểu tại Lễ tổng kết.

Ông Trương Thanh Sơn, Giám đốc Khu bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen, phát biểu tại Lễ tổng kết.

Tại Lễ tổng kết, đại diện KBT ĐNN Láng Sen nhấn mạnh việc khôi phục 17 hecta rừng tràm sẽ giúp bảo tồn loài và cảnh quan tự nhiên đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và thiên tai. Khu rừng sau khi được tái tạo sẽ trở thành nơi sinh sống và phát triển của các loài thủy sản, bò sát và chim nước quý hiếm. Đại diện KBT ĐNN Láng Sen đánh giá cao sự đóng góp của C.P. Việt Nam và Tập đoàn PAN trong việc hỗ trợ thực hiện các chức năng bảo tồn quan trọng.

Thảo luận và chia sẻ tại Lễ tổng kết.

Thảo luận và chia sẻ tại Lễ tổng kết.

KBT ĐNN Láng Sen là một trong số ít khu vực ngập nước nội địa tự nhiên còn lại ở Đồng bằng sông Cửu Long, với hệ sinh thái đa dạng bao gồm đầm lầy, đồng cỏ và rừng tràm. Việc khôi phục rừng tràm không chỉ giúp phục hồi hệ sinh thái vùng ngập nước mà còn hỗ trợ mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 của Việt Nam. Đây là nền tảng tiềm năng cho các sáng kiến tín chỉ carbon, mở ra cơ hội bồi hoàn carbon cho các doanh nghiệp như C.P. Việt Nam và PAN.

Cuộc thi vẽ tranh trên chất liệu canvas với chủ đề 'Em yêu thiên nhiên Đất ngập nước Láng Sen'.

Cuộc thi vẽ tranh trên chất liệu canvas với chủ đề “Em yêu thiên nhiên Đất ngập nước Láng Sen".

Trong hai năm triển khai, ngoài trồng 17 hecta rừng, dự án cũng tổ chức các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức bảo tồn cho hơn 500 học sinh các trường học trong vùng đệm. Đây là cách thức truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ và người dân hiểu thêm về giá trị của hệ sinh thái đất ngập nước, khuyến khích cộng đồng chung tay bảo vệ môi trường.

"Với C.P. Việt Nam, phát triển bền vững không chỉ là một cam kết mà là nền tảng cốt lõi, nơi lợi ích của đất nước và cộng đồng luôn được ưu tiên. Chúng tôi không ngừng nỗ lực xây dựng một hệ sinh thái kinh tế bền vững, hài hòa cùng xã hội và môi trường, để mỗi bước tiến của C.P. Việt Nam là vì một Việt Nam xanh, thịnh vượng và phát triển bền vững".

Xem thêm
Quảng Nam định hướng trở thành trung tâm công nghiệp dược liệu

Tỉnh Quảng Nam sẽ có cơ chế chính sách, nguồn lực, tạo điều kiện và thu hút doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư để phát triển cây dược liệu trên địa bàn.

Bình Thuận tăng cường bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng dịp giáp Tết

Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình mà không có biện pháp bảo vệ rừng, phòng cháy rừng hiệu quả.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.