C.P. Việt Nam muốn cùng Bộ NN-PTNT ‘vẽ ước mơ’ cho nông dân

Quỳnh Chi - Thứ Sáu, 25/10/2024 , 15:50 (GMT+7)

Ngày 25/10 tại Bộ NN-PTNT, Bộ trưởng Lê Minh Hoan chủ trì buổi thảo luận về nâng cao năng lực cộng đồng, phát huy tri thức nông dân.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan chủ trì buổi thảo luận về nâng cao năng lực cộng đồng, phát huy tri thức nông dân ngày 25/10 tại Bộ NN-PTNT. Ảnh: Dương Phương.

Tại buổi thảo luận, đại diện C.P. Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm làm việc với nông dân ở huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp. Doanh nghiệp đặc biệt chú trọng đến vai trò chủ thể của nông dân trong phát triển mô hình cộng đồng. “Cùng làm, cùng sẻ chia hạnh phúc” là một giá trị cộng đồng sâu sắc mà C.P. Việt Nam và các đối tác muốn xây dựng. 

“Chỉ trong một tháng, chúng tôi đã tổ chức 10 cuộc họp để chuẩn bị tài liệu và nội dung cho khóa tập huấn kéo dài ba ngày”, bà Lê Nhật Thùy, Phó Tổng giám đốc cấp cao C.P. Việt Nam nói. 

Các nội dung tập huấn được thiết kế với nhiều hoạt động tương tác và trò chơi ghép đôi, nhằm giúp người tham gia xây dựng mối quan hệ ý nghĩa, học hỏi và hỗ trợ lẫn nhau. 

Với mục đích đó, tháng 7 vừa qua, đoàn công tác của Công ty C.P. Việt Nam đã đến huyện Tam Nông khảo sát thực trạng và xác định định hướng phát triển Khu du lịch Tràm Chim. Chuyến đi nhằm trao đổi về các phương thức vận hành, phát triển, cũng như xây dựng các liên kết sản phẩm du lịch tại địa phương.

Công ty C.P. Việt Nam hỗ trợ Tam Nông phát triển sản phẩm OCOP. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hằng năm, Khu du lịch Tràm Chim đón hơn một triệu lượt khách đến tham quan, trải nghiệm và nghiên cứu khoa học. Các dịch vụ lưu trú như homestay, farmstay trong huyện cũng phục vụ hàng chục nghìn lượt khách, với các hoạt động tham quan và mua sắm sản phẩm OCOP, quà lưu niệm địa phương, tạo nguồn thu lên đến vài trăm triệu đến hàng tỷ đồng mỗi năm.

Bà Thùy giải thích về tiếp cận mang tính cộng đồng của C.P Việt Nam: “Nhiều chủ thể OCOP thường kỳ vọng nhận được nhiều hỗ trợ từ chúng tôi. Nhưng mục tiêu chính của công ty là giúp cộng đồng nông dân nhận thức và khai thác hiệu quả những tiềm năng vốn có của họ trước khi tìm kiếm các nguồn lực bên ngoài”.

Bài liên quan

Qua các hoạt động tương tác, nông dân tự đánh giá và nhận ra năng lực thực sự của mình. Đặc biệt, họ dần cởi mở để chia sẻ ước mơ, có động lực theo đuổi khát khao lớn.

Nhờ đó, các chủ thể xác định rõ bản thân cần gì từ Nhà nước. 17 chủ thể OCOP tham gia khóa tập huấn đã thành lập Hội quán Tam Nông để tiếp tục san sẻ nguồn lực trong cộng đồng.

Quan điểm của C.P. nhấn mạnh tầm quan trọng của sự tự chủ. “Nếu từng cá nhân, cộng đồng, và quốc gia không chủ động được nguồn lực, thì dễ dẫn đến cạnh tranh không cần thiết về tài nguyên”, nữ lãnh đạo phân tích.

Đối với phát triển du lịch, C.P. khuyến khích các cộng đồng xây dựng mô hình ngay trên quê hương mình, tạo nên sức lan tỏa bền vững trước khi mở rộng ra những khu vực khác. Đây là cách phát triển mô hình du lịch nội địa sâu sắc và bền chặt.

Đặc biệt, cách tiếp cận của C.P. cũng hướng đến việc bảo tồn và quảng bá văn hóa bản địa. Người dân không chỉ bán sản phẩm, mà họ còn “bán” văn hóa, truyền tải giá trị và bản sắc của quê hương. 

Doanh nghiệp bày tỏ mong muốn tiếp tục hợp tác cùng Bộ NN-PTNT để “vẽ ước mơ” cho nông dân. Hợp tác công - tư sẽ thúc đẩy sự tự chủ, đủ đầy, và hạnh phúc cho cộng đồng.

Vườn quốc gia Tràm Chim (Đồng Tháp) được công nhận là khu Ramsar thứ 4 của Việt Nam và là khu Ramsar thứ 2.000 của thế giới. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Đáp lời lãnh đạo C.P. Việt Nam, Bộ trưởng Lê Minh Hoan bày tỏ ủng hộ với tiếp cận khai mở năng lực cộng đồng. Bộ trưởng nhận xét: Trong rất nhiều các mục tiêu phát triển thì “Không ai giàu một mình” là một trong các mục tiêu, phương châm mà người Thái lan đặt ra trong phát triển nông nghiệp, nông thôn được nhà vua Thái Lan đặt ra trong triết lý kinh tế đủ đầy.

Ai cũng biết, thách thức đầu tiên của quá trình phát triển là thiếu nguồn lực bao gồm đất đai, tài sản, tài chính, lao động và cả năng lực quản lý, kinh doanh... Sẽ là không tưởng nếu yêu cầu mỗi nông hộ, trang trại nông nghiệp phải đầu tư thêm kho, xưởng máy móc để đẩy mạnh bảo quản, sơ chế, chế biến sản phẩm nông sản của mình, nhằm nâng cao giá trị gia tăng.

Chúng ta có thể học hỏi kinh nghiệm Thái Lan về hợp tác, liên kết thành các tổ nhóm, hợp tác xã, doanh nghiệp cộng đồng để đảm bảo ổn định nguồn lực. Đây là chìa khóa quan trọng nhất để giải bài toán nâng cao giá trị gia tăng, tích hợp đa giá trị trong sản xuất và thương mại sản phẩm nông sản Thái.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan kêu gọi các cơ quan của Bộ NN-PTNT tìm hiểu sâu hơn về triết lý đủ đầy của người Thái. Từ đó tăng cường liên kết để nâng cao giá trị gia tăng của “bánh lợi nhuận”, để rồi ai cũng được chia phần to hơn mà không cạnh tranh lẫn nhau.

Quỳnh Chi
Tin khác
Bảo tàng Nông nghiệp ĐBSCL: Nơi tái hiện chân thực nghề làm nông
Bảo tàng Nông nghiệp ĐBSCL: Nơi tái hiện chân thực nghề làm nông

Bảo tàng Nông nghiệp ĐBSCL là nơi trưng bày các dụng cụ sản xuất và tái hiện không gian sống, công việc hằng ngày của nông dân một cách sinh động nhất.

Cá tra đưa Việt Nam đứng thứ 2 về cá thịt trắng tại Trung Quốc
Cá tra đưa Việt Nam đứng thứ 2 về cá thịt trắng tại Trung Quốc

Trong 20 năm qua, Trung Quốc là nước nhập khẩu cá thịt trắng lớn nhất thế giới, trong đó, Việt Nam là nguồn cung cấp đứng thứ 2, chủ yếu là cá tra.

Xuất khẩu cà phê niên vụ 2023/2024 vượt mốc 5 tỷ USD
Xuất khẩu cà phê niên vụ 2023/2024 vượt mốc 5 tỷ USD

Niên vụ cà phê 2023/2024 đã kết thúc vào tháng 9 vừa qua với kim ngạch xuất khẩu cà phê đạt kỷ lục mới và lần đầu tiên vượt mốc 5 tỷ USD.

Xuất khẩu rau quả đã vượt kỷ lục năm 2023
Xuất khẩu rau quả đã vượt kỷ lục năm 2023

Xuất khẩu rau quả Việt Nam đang liên tục lập những kỷ lục về kim ngạch xuất khẩu trong một tháng và đã vượt qua kỷ lục xuất khẩu trong một năm.

CBAM - cơ chế điều chỉnh biên giới carbon quan trọng với xuất khẩu
CBAM - cơ chế điều chỉnh biên giới carbon quan trọng với xuất khẩu1

Theo Phó Chủ tịch EuroCham, việc triển khai Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) vào ngày 1/1/2026 sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà xuất khẩu Việt Nam.

Giá cao su tăng mạnh sau bão Yagi
Giá cao su tăng mạnh sau bão Yagi

Sản lượng cao su ở nhiều nước Đông Nam Á bị ảnh hưởng bởi bão Yagi đang khiến cho giá mủ cao su tăng cao, trong đó có giá cao su ở Việt Nam.

Sang Thái Lan học triết lý 'vừa đủ' trong du lịch cộng đồng
Sang Thái Lan học triết lý 'vừa đủ' trong du lịch cộng đồng

Bến Tre Doanh nghiệp du lịch huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre đi Thái Lan học làm du lịch cộng đồng, bước đầu đã áp dụng vào hoạt động, mang lại những tiến bộ đáng kể. 

Ổi ruột đỏ Quang Minh làm chuyên gia Nhật mê mẩn
Ổi ruột đỏ Quang Minh làm chuyên gia Nhật mê mẩn

Đoàn chuyên gia Nhật Bản đặc biệt ấn tượng với những vườn ổi ruột đỏ ở xã Quang Minh, thị xã Chơn Thành, tỉnh Bình Phước, cam kết sẽ hợp tác để cùng phát triển. 

Xuất khẩu cà phê Việt Nam liên tiếp vượt mốc 4 tỷ USD
Xuất khẩu cà phê Việt Nam liên tiếp vượt mốc 4 tỷ USD

Nhờ giá xuất khẩu cà phê tăng mạnh, 9 tháng đầu năm nay, xuất khẩu cà phê Việt Nam đã lại vượt mốc 4 tỷ USD và đạt kỷ lục mới về kim ngạch.

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã quay trở lại quỹ đạo thông thường
Xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã quay trở lại quỹ đạo thông thường

Sau mấy năm không ổn định do ảnh hưởng của Covid-19, xung đột, lạm phát… xuất khẩu thủy sản Việt Nam đang trở lại quỹ đạo thông thường.

Việt Nam có một bể chứa carbon khổng lồ dưới đại dương
Việt Nam có một bể chứa carbon khổng lồ dưới đại dương

So với cây rừng, khả năng hấp thụ carbon của rong biển cao hơn nhiều lần bởi gần như toàn bộ năng lượng mặt trời được chúng lưu trữ dưới dạng sinh khối.