| Hotline: 0983.970.780

Cúng lễ đang bị thực dụng hóa

Thứ Sáu 10/02/2012 , 18:53 (GMT+7)

Cúng lễ đang bị thực dụng hóa

Cúng lễ trong mỗi dịp lễ, tết thể hiện phong tục văn hóa đẹp của người Việt Nam. Nhưng ngày nay, việc làm này đang bị thực dụng hóa cao, điều này thể hiện ở sự trao đổi, mua bán trong tín ngưỡng rất rõ. PGS.TS tâm lý Nguyễn Hồi Loan chia sẻ quan điểm của mình với NNVN.

Càng ngày người dân càng xem nặng việc cúng, lễ, ông có thể cho biết quan điểm của mình về việc này?

Tôi cho rằng lễ nghi phản ánh nhu cầu tâm linh của con người, phản ánh sự yếu đuối, thiếu tự tin của con người. Rõ ràng, nếu tôi làm chủ mọi công việc, làm chủ được số phận, cuộc đời tôi thì tôi không cần phải đi lễ chùa bởi tôi đảm bảo được sự thành công của mình. Thế nhưng, vốn dĩ mỗi chúng ta lại thiếu sự tự tin vào chính mình, và bị chi phối quá nhiều về đời sống xã hội, giá cả, kinh tế cũng như thu nhập, chức quyền…

Nhiều người cho rằng, đi cúng lễ giúp tránh được rủi ro thì họ tận dụng. Họ đến các chùa đền để thỏa mãn nhu cầu tâm linh của mình, mong muốn nhờ vào đó, nương vào đó để vượt qua được những rủi ro. Ví dụ họ xin đỗ đại học, tăng lương, thăng quan tiến chức...

 Điển hình là lễ phát ấn đền Trần hàng năm, có phải ai trong số đó cũng được làm quan đâu nhưng người ta chen lấn nhau để lấy được tờ ấn. Điều này chứng tỏ rằng khát vọng của con người ai cũng muốn mình được làm quan, và họ mong mỏi có sự giúp đỡ của Đức thánh Trần thì sẽ chắc chắn hơn chăng?

Lâu nay người Việt vẫn có tục đốt vàng mã cho người ở cõi âm, hiện Nghị định cấm đốt vàng mã nơi công cộng đã có hiệu lực nhưng xem ra không có hiệu quả?

Tôi cho rằng điều này không thể cấm được, bởi trong quan niệm của người Việt mình, thần linh cũng như con người bình thường trong cuộc sống trần tục, cũng có những mong muốn nhưng họ sống ở một thế giới khác và ảnh hưởng đến đời sống thực của con người. Chính vì thế, khi đến đình, đền, chùa, người ta mong muốn những lễ vật, mà cụ thể là tiền vàng… dâng lên các thần linh và sẽ được giúp đỡ. Đó là một trong những cái để bày tỏ tấm lòng của con người với thần linh.

Từ xưa đến nay, lễ vật là điều rất quan trọng, thậm chí có thời lễ vật còn là những cô gái đồng trinh để giúp cho cả một cộng đồng, một dân tộc tránh khỏi những rủi ro. Về bản chất của vấn đề là mua bán, trao đổi, tôi đã có mâm cao cỗ đầy, tiền vàng đầy đủ thì thần linh phải giúp đỡ tôi. Tuy không bộc lộ rõ như thế nhưng thực chất hành vi này là như vậy, con người càng nhiều tham vọng thì mâm cỗ càng cao, càng đầy. Đấy là hiểu biết sai về bản chất.

Còn việc ngăn cấm đốt vàng mã theo tôi không nên, mà cần hạn chế trong chừng mực nhất định.

Không chỉ cúng lễ thông thường, số người tìm đến các chùa đăng ký giải hạn đầu năm ngày càng đông. Theo ông việc dâng sao giải hạn liệu có hết tai ách trong một năm không?

Việc này phản ánh thực của đời sống xã hội, rõ ràng ngày nay con người đang phải đối mặt với rất nhiều biến cố, và cuộc sống của chúng ta đôi khi ta không làm chủ được, có thể gặp tai nạn, rủi ro về kinh tế và có thể hôm nay là tỉ phú nhưng ngay ngày mai anh trở thành trắng tay... nên người ta mượn đến đời sống tâm linh để bù đắp, khỏa lấp những điều mà trong đời sống thực không có. Để con người ta vững vàng hơn, tự tin hơn, và giải hạn xuất phát từ điều đó.

Xin cám ơn ông!

Tùng Linh (thực hiện)

Ảnh:

1: PGS Nguyễn Hồi Loan

2: Đi lễ có nhất thiết phải mâm cao cỗ đầy?

09022012162652.JPG

09022012162653.jpg

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Real Madrid tiến sát ngôi vô địch sau trận siêu kinh điển

Dù bị Barcelona 2 lần dẫn trước nhưng Real Madrid vẫn lội ngược dòng thành công để thắng 3-2 và tiến sát ngôi vô địch La Liga.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm