| Hotline: 0983.970.780

Cuộc đột kích không đổ máu vào 'lò' chế tạo súng bút ở đất Cảng

Thứ Sáu 22/01/2016 , 14:04 (GMT+7)

Nhất khéo tay nên dù sản xuất thủ công súng bút trông tinh xảo, kỹ thuật chính xác, có thể viết như bút bình thường, dễ cất giấu khiến giới giang hồ rất chuộng.

Năm 2013, tại Hải Phòng xuất hiện một số người sử dụng súng dạng bút để gây án. Hiện tượng trên khiến dư luận dấy lên nghi ngại về một loại hung khí mới được biến đổi để dễ bề trá hình, phục vụ mục đích xấu. Cảnh sát hình sự Hải Phòng quyết tâm truy tìm bằng được nguồn gốc của loại súng đặc biệt này.

“Bắt” được thông tin về một “xưởng” sản xuất súng ngay tại Hải Phòng, lãnh đạo Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC45) chỉ đạo phá án. PC45 xác định được “xưởng” sản xuất vũ khí của vợ chồng Dương Minh Nhất (38 tuổi) và Trần Thị Hồng Vân (42 tuổi) tại phường Nghĩa Xá, quận Lê Chân.

Xác định đây là những kẻ liều lĩnh, manh động, chống đối quyết liệt, trong nhà có nhiều súng, dao kiếm…, nếu không khống chế được ngay trong phút đầu dễ xảy ra hậu quả khôn lường. Bởi địa bàn là khu vực đông dân cư, Nhất bị HIV giai đoạn cuối có thể chống trả quyết liệt mà không sợ chết.

Kịch bản vây bắt vợ chồng Nhất mà không phải đổ máu được thực hiện. Ngày 18/6/2013, khi công an ập vào, vợ chồng Nhất vẫn đang miệt mài chế tạo các chi tiết súng mà không hay biết. Các trinh sát nhanh chóng áp sát khống chế, không để chúng kịp trở tay, thu khoan cắt, cưa, phay, mài… và thiết bị chuyên dụng để chế tạo súng.

Tại đây, cảnh sát còn thu 5 khẩu súng bút, 2 khẩu súng tự chế, một quả lựu đạn và rất nhiều phôi, chi tiết súng đang được hoàn thiện... Súng bút sản xuất từ “xưởng” được kết luận có tính năng như súng quân dụng.


Súng bút. Ảnh: An ninh thủ đô.

Nói về Nhất, đại tá Lê Hồng Thắng (Trưởng phòng PC45, Công an TP Hải Phòng) nhiều lần lắc đầu tiếc nuối: “Nếu đi đúng đường, tôi nghĩ tài năng của anh ta có thể giúp ích cho đất nước”. Chỉ có trình độ thợ tiện nhưng với bàn tay khéo léo, hắn có thể làm được những việc mà người khác không thể.

Nghiện ma túy từ sớm nên từ thợ cơ khí lành nghề, Nhất đã biến thành tên trộm cắp thiết bị viễn thông. Nhất 2 lần bị xử phạt tội Phá hủy công trình an toàn giao thông quốc gia, lĩnh 17 năm tù rồi được tạm hoãn thi hành án vì nhiễm HIV giai đoạn cuối.

Ma túy đã làm cho Nhất và vợ trở thành những kẻ thân tàn ma dại. Cả hai lên kế hoạch mở “lò chế tạo” súng đem bán cho dân giang hồ. Chúng mua súng trên thị trường “đen” về nghiên cứu rồi đầu tư máy móc, thiết bị để làm súng bút một cách bài bản. Nhất khéo tay nên dù sản xuất thủ công nhưng súng bút trông đẹp, tinh xảo và kỹ thuật chính xác. Súng bút của Nhất sản xuất có thể tháo rời, có thể viết như bút bình thường và dễ cất giấu, bán rất chạy.

Hai loại súng mà vợ chồng Nhất sản xuất chủ yếu là súng bút và súng Colt. Giá bán của súng bút từ 2 đến 3 triệu đồng; súng Colt 8-10 triệu đồng một khẩu. Sau khi mua nguyên liệu về, chỉ trong vòng hai ngày là vợ chồng Nhất hoàn thiện được một khẩu súng bút. Vợ Nhất trực tiếp giao dịch mua bán.


Bên trong xưởng sản xuất vũ khí của Nhất. Ảnh: An ninh thủ đô.

Từ việc bắt vợ chồng Nhất thành công, Phòng PC45 Công an TP Hải Phòng tiếp tục mở rộng vụ án, bắt tiếp Vũ Thị Loan tại quận Hồng Bàng. Tại nhà Loan, cơ quan điều tra phát hiện, thu 22 khẩu súng các loại, gần 300 viên đạn, 21 báng súng bằng sắt, 17 báng súng hơi bằng gỗ, 16 phụ tùng phụ kiện các loại, 24 nòng súng, 181 chiếc lò xo cùng nhiều linh kiện… Vũ khí thô sơ thu ở nhà Loan được xác định có một phần nguồn gốc từ số súng do Nhất sản xuất.

Theo Công an nhân dân/VnExpress

Xem thêm
Tạm giữ 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc

THÁI NGUYÊN 300 chiếc xe đạp vi phạm có tổng trị giá 300 triệu đồng, trên vỏ hộp và hàng hoá không có thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ.

Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm