| Hotline: 0983.970.780

Cuộc tọa đàm trên biển về phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản

Thứ Hai 01/04/2024 , 07:38 (GMT+7)

Chiều 31/3, trên biển Vân Đồn, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan và Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cùng lắng nghe tâm tư của người làm thủy sản từ khắp mọi miền.

 

Chiều 31/3, khoảng 20 giám đốc các HTX, doanh nghiệp nuôi biển đại diện cho hơn 100 hợp tác xã nuôi biển của tỉnh Quảng Ninh có buổi gặp gỡ Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan và Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Cao Tường Huy trên khu vực lồng bè nuôi biển Công ty STP tại khu vực nuôi biển của HTX dịch vụ nuôi trồng thủy sản Phất Cờ (huyện đảo Vân Đồn).

 

Ngoài giải đáp các kiến nghị của đại diện người nuôi biển ở Vân Đồn, Bộ trưởng Lê Minh Hoan còn chia sẻ thêm: "Mọi sản phẩm nuôi trồng nếu chúng ta chỉ quan niệm nó là thực phẩm, đó mới chỉ là giá trị 10, mỹ phẩm mới là giá trị 100. Bà con nuôi biển cần có tư duy tối đa hóa sản phẩm, không nên coi nghề cá là nghề giải trí".

 

Rong biển, đối tượng nuôi nhiều tiềm năng ở khu vực vịnh của tỉnh Quảng Ninh với khả năng làm thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm đem lại giá trị cao. Trong ảnh là những khóm rong sụn do Công ty STP nuôi trên khu vực lồng HDPE của mình tại huyện Vân Đồn.

 

Ông Phạm Quốc Chính, Chủ tịch STP Group giới thiệu với Bộ trưởng Lê Minh Hoan về sản phẩm rong và mô hình nuôi thủy sản trên lồng HDPE đặt trong vùng vịnh kín ở Vân Đồn. Tại đây, ngoài hàu, STP còn nuôi các loại cá có giá trị kinh tế cao như cá chim, cá bớp...

 

Sau khi tham quan mô hình, lãnh đạo Bộ NN-PTNT, lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đã lắng nghe và giải đáp ngay tại chỗ những kiến nghị của các đại diện người nuôi biển.

 

Chia sẻ tại tọa đàm, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh, Bộ cùng các địa phương đang nỗ lực tạo ra một không gian sinh kế mới, đưa nuôi biển trở thành ngành hàng. Nếu cứ theo cách tiếp cận này sẽ và đôi khi cứ căng thẳng về lợi ích, sẽ không có sự chia sẻ lợi ích”.

 

Ông Trần Văn Bảo, Giám đốc HTX Thủy sản Thắng Lợi đang nuôi trồng tại xã đảo Thắng Lợi, Vân Đồn (ảnh) chia sẻ, sau một quá trình dài, những người nuôi biển ở Quảng Ninh mong mỏi có cơ chế, chính sách được Nhà nước cấp phép nuôi biển, giao mặt nước ổn định, lâu dài để yên tâm đầu tư sản xuất. Đến nay, mong mỏi này đang thành hiện thực nhưng vẫn còn đó những vướng mắc về hạ tầng, chính sách.

 

Ngoài ra là những trao đổi, chia sẻ về khó khăn trong việc liên kết hoạt động, tìm vùng biển phù hợp với từng đối tượng nuôi, đầu ra cho sản phẩm hay công nghệ chế biến sau thu hoạch. Các thắc mắc của đại biểu đã được Bộ trưởng và Chủ tịch UBND tỉnh giáp đáp phần nào nhưng để cụ thể hơn, lãnh đạo Bộ và tỉnh nói sẽ chia sẻ sâu hơn tại “Hội nghị Phát triển bền vững nuôi biển - Nhìn từ Quảng Ninh”, diễn ra vào sáng 1/4.

Xem thêm
Lịch gieo sạ vụ đông xuân tại Đồng bằng Sông Cửu Long

Lịch gieo sạ vụ đông xuân tại Đồng bằng Sông Cửu Long. Xuất khẩu phân bón thu gần 645 triệu USD. 70% diện tích chè sẽ được chứng nhận đến năm 2030. Heo hơi kết thúc chuỗi ngày tăng giá.

Tri thức và nông dân: Hợp tác, đổi mới hướng đến nền nông nghiệp hiện đại

Hướng đến phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh, Nghị quyết số 19-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tri thức hóa nông dân, thông qua việc nâng cao trình độ, nhận thức và bảo đảm quyền làm chủ của nông dân trong bối cảnh chuyển đổi số, cách mạng công nghiệp 4.0. Ông Lý Văn Giàu - Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Đồng Tháp và TS Trần Minh Hải - Phó Hiệu trưởng Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn (Bộ NN-PTNT) sẽ cùng trao đổi về sự cần thiết xây dựng người nông dân chuyên nghiệp.

Hướng dẫn nuôi thỏ New Zealand trong chuồng lồng kinh tế cao nhất

Thỏ New Zealand là giống nuôi tăng trưởng nhanh, thịt thơm ngon, mắn đẻ. Chuyên gia Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây hướng dẫn chi tiết cách nuôi thỏ New Zealand trong chuồng lồng đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.

Quản lý tổng hợp một số dịch hại phổ biến trên cây dừa

Bài trình bày của TS Trần Thị Mỹ Hạnh, Viện Cây ăn quả Miền Nam sẽ giúp bà con hiểu và quản lý tổng hợp một số dịch hại phổ biến trên cây dừa.