| Hotline: 0983.970.780

Cuống cuồng gặt lúa non chạy lũ

Chủ Nhật 12/09/2021 , 17:07 (GMT+7)

ĐĂK LĂK Mưa lớn kéo dài nhiều ngày khiến hàng trăm ha lúa của người dân bị nước nhấn chìm. Người dân phải gặt lúa chạy lũ dù chưa chín.

Mưa lớn nhiều ngày khiến nước đổ về huyện Lăk, tỉnh Đăk Lăk nhấn chìm hơn 230 ha lúa của các xã Đăk Liên, Buôn Triết, Buôn Tría. Để hạn chế thiệt hại, người dân gặt lúa chạy lũ.

Mưa lớn nhiều ngày khiến nước đổ về huyện Lăk, tỉnh Đăk Lăk nhấn chìm hơn 230 ha lúa của các xã Đăk Liên, Buôn Triết, Buôn Tría. Để hạn chế thiệt hại, người dân gặt lúa chạy lũ.

Hiện lúa dù mới chỉ chín được 60% nhưng người dân vẫn thuê nhân công gặt lúa chạy lũ, tránh bị thiệt hại. 

Hiện lúa dù mới chỉ chín được 60% nhưng người dân vẫn thuê nhân công gặt lúa chạy lũ, tránh bị thiệt hại. 

Hiện mực nước tại huyện Lăk tiếp tục dâng cao, gây ngập gần hết cây lúa. Người dân muốn cắt phải đưa tay xuống dưới nước nên việc thu hoạch rất chậm.

Hiện mực nước tại huyện Lăk tiếp tục dâng cao, gây ngập gần hết cây lúa. Người dân muốn cắt phải đưa tay xuống dưới nước nên việc thu hoạch rất chậm.

Để vận chuyển lúa đến những khu vực khô ráo, người dân buộc bốn góc tấm bạt để làm phương tiện vận chuyển.

Để vận chuyển lúa đến những khu vực khô ráo, người dân buộc bốn góc tấm bạt để làm phương tiện vận chuyển.

Do lúa bị ngâm dưới nước nên rất nặng. Người dân sau khi chất đầy một bạt phải một người đẩy, một người kéo mới vận chuyển được lúa vào bờ.

Do lúa bị ngâm dưới nước nên rất nặng. Người dân sau khi chất đầy một bạt phải một người đẩy, một người kéo mới vận chuyển được lúa vào bờ.

Anh Nguyễn Văn Thanh (ngụ xã Đăk Liêng) cho biết gia đình có hơn 6 sào lúa nhưng bị nước nhấn chìm gần đến ngọn. Để thu hoạch gia đình đã thuê gần 10 người để cắt lúa nhưng năng suất rất thấp vì nước ngập sâu.

Anh Nguyễn Văn Thanh (ngụ xã Đăk Liêng) cho biết gia đình có hơn 6 sào lúa nhưng bị nước nhấn chìm gần đến ngọn. Để thu hoạch gia đình đã thuê gần 10 người để cắt lúa nhưng năng suất rất thấp vì nước ngập sâu.

Người dân sau khi thu hoạch đưa lúa lên bờ để chở về nhà cho ráo nước sau đó thuê máy tuốt. Nhiều người cho biết mặt dù lúa non nhưng nước ngày dâng cao phải gặt lúa chạy lũ. Nếu thời tiết thuận lợi thì có thể phơi, vớt vát được một phần, còn trời mưa thì làm thức ăn cho gia súc.

Người dân sau khi thu hoạch đưa lúa lên bờ để chở về nhà cho ráo nước sau đó thuê máy tuốt. Nhiều người cho biết mặt dù lúa non nhưng nước ngày dâng cao phải gặt lúa chạy lũ. Nếu thời tiết thuận lợi thì có thể phơi, vớt vát được một phần, còn trời mưa thì làm thức ăn cho gia súc.

Tương tự gia đình anh Nguyễn Duy Trung (ngụ xã Đăk Liêng) cũng đang tất bật thu hoạch hơn 1 ha lúa đang bị ngập nước. Theo anh Trung do nước lên bất ngờ, người dân đa số gặt lúa cho gia đình nên rất khó tìm nhân công, nếu tìm được cũng phải trả 250.000 đồng/ngày. 'Thu lúa non nhưng bị ngập sâu nên năng suất sẽ giảm cộng với tiền thuê nhân công gặt lúa cao thì gia đình coi như vụ này lỗ', anh Trung nói.

Tương tự gia đình anh Nguyễn Duy Trung (ngụ xã Đăk Liêng) cũng đang tất bật thu hoạch hơn 1 ha lúa đang bị ngập nước. Theo anh Trung do nước lên bất ngờ, người dân đa số gặt lúa cho gia đình nên rất khó tìm nhân công, nếu tìm được cũng phải trả 250.000 đồng/ngày. "Thu lúa non nhưng bị ngập sâu nên năng suất sẽ giảm cộng với tiền thuê nhân công gặt lúa cao thì gia đình coi như vụ này lỗ", anh Trung nói.

Sáng 12/9, đi dọc các tuyến đường tại huyện Lăk dễ dàng bắt gặp cảnh lúa chất thành từng bó. Qua quan sát, những bó lúa này chỉ chín được khoảng 60%.

Sáng 12/9, đi dọc các tuyến đường tại huyện Lăk dễ dàng bắt gặp cảnh lúa chất thành từng bó. Qua quan sát, những bó lúa này chỉ chín được khoảng 60%.

Ông Nguyễn Viết Quang, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Lăk cho biết, địa phương đã thành lập tổ công tác thống kê thiệt hại của người dân. 'Khi có số liệu cụ thể, địa phương sẽ đưa phương án hỗ trợ những gia đình có diện tích hoa màu bị ảnh hưởng', ông Quang nói.

Ông Nguyễn Viết Quang, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Lăk cho biết, địa phương đã thành lập tổ công tác thống kê thiệt hại của người dân. "Khi có số liệu cụ thể, địa phương sẽ đưa phương án hỗ trợ những gia đình có diện tích hoa màu bị ảnh hưởng", ông Quang nói.

Xem thêm
Cua, ghẹ và nhuyễn thể đóng góp lớn cho xuất khẩu thủy sản đầu năm

Cua, ghẹ và nhuyễn thể đóng góp lớn cho xuất khẩu thủy sản đầu năm. Sử dụng chế phẩm sinh học giúp nâng cao năng suất, chất lượng lúa. Cuộc thi 'Đan Mạch trong mắt em' thu hút hơn 24.600 tác phẩm. Vĩnh Long: Một vườn cò tan hoang vì đạn chì.

Bí quyết thải độc tạng phủ lớn nhất cơ thể sau Tết

Với trọng lượng khoảng 1,4kg ở người trưởng thành, gan là tạng phủ lớn nhất cơ thể và cũng là nơi phải gồng mình gánh chịu độc tố khi chúng ta lạm dụng rượu bia, thức ăn không lành mạnh vào dịp Tết. GS, TS, BS y học cổ truyền Dương Trọng Hiếu bật mí các kiến thức hữu ích để bảo vệ gan, xả độc tố, lấy lại vóc dáng để khởi đầu một năm mới đầy sức sống.

Nuôi 6.000 con gà bằng thức ăn trộn thảo dược, nông dân không lo đầu ra

Chị Nguyễn Thị Thu Thoan nuôi gần 5.000 con gà trứng và 1000 con gà thịt bằng thức ăn phối trộn từ tỏi đen, cỏ mần trầu, nghệ, ngô, bã đậu... giúp đàn gà có sức đề kháng tốt và ít bệnh dịch và không lo đầu ra.

Chợ quê Đồng Tháp - Nơi lưu giữ ký ức và hồn quê

Chợ quê không chỉ đơn thuần là nơi mua bán thực phẩm, mà còn là nơi giao tiếp, nơi con người gặp nhau mỗi ngày, cùng chia sẻ những câu chuyện về gia đình, mùa màng và cuộc sống.

Bình luận mới nhất