| Hotline: 0983.970.780

Đã giải mã được hết bí mật cây nấm kim châm Nhật Bản

Thứ Sáu 15/09/2017 , 07:46 (GMT+7)

Thế rồi dự án sản xuất nấm kim châm công nghệ cao của Dương Thị Thu Huệ, Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Kinoko Thanh Cao (Mỹ Đức, Hà Nội) ra đời với sự cố vấn về chuyên môn của Giáo sư Tsutomu- Giáo sư vi sinh vật đầu ngành của Nhật Bản.

10-36-15_dsc_9367
Chân dung chị Huệ

Nấm kim châm vốn được ví như một đại tiểu thư đài các quen sống trong lầu son, gác tía là môi trường phòng lạnh quanh năm, suốt tháng nên rất khó trồng và đầu tư vốn thì cực kỳ tốn kém. Tuy nhiên, tại Việt Nam, đặc biệt là ở miền Bắc, nhu cầu về nấm kim châm lại rất lớn. Tại chợ Long Biên, Hà Nội mỗi ngày mùa hè tiêu thụ 20 tấn, mỗi ngày mùa thu, mùa đông lên tới 60-80 tấn.

Đáng buồn là có đến trên 90% là nấm của Trung Quốc, không rõ ràng về chất lượng cũng như các chất bảo quản trong đó. Việt Nam cũng có một số công ty trồng nấm kim châm nhưng sử dụng dây chuyền sản xuất lạc hậu, sản lượng thấp chỉ 100-200 kg/ngày và giá bán lại khá đắt.

Thế nên có thể tự tin mà nói rằng lần đầu tiên có một công ty ở Việt Nam áp dụng công nghệ, máy móc và giống nấm kim châm của Nhật Bản vào sản xuất. Giữa năm 2016 xây dựng nhà xưởng, phòng lạnh, lắp đặt các thiết bị để cuối năm bắt đầu đi vào vận hành chính thức. Nhưng kể cả khi đã áp dụng đúng theo công thức của phía Nhật Bản hướng dẫn rồi, sản phẩm vẫn không đạt được chất lượng như mong muốn.

Tìm hiểu kỹ các chuyên gia thì chị mới hay đó là do sự khác nhau của loại lõi ngô của chị với lõi ngô của Nhật Bản dùng để làm môi trường cho nấm phát triển. Vì vậy chị đã phải kỳ công tìm đến đơn vị chuyên xuất khẩu lõi ngô cho Nhật để đặt hàng. Lúc đầu, bản thân họ cũng không muốn bán sản phẩm cho chị vì không tin rằng ở Việt Nam có thể sản xuất nấm ra theo đúng tiêu chuẩn của Nhật...

Kỳ công gửi các kỹ sư, công nhân của mình đi Nhật đào tạo về cách vận hành dây chuyền, các công đoạn kỹ thuật cũng như cách cấy giống bằng dung dịch để rút ngắn, giảm được 10 ngày sản xuất. Bởi thế cho nên từ ủ giống đến lúc thu hoạch nấm chỉ kéo dài khoảng 40 ngày sau khi đã trải qua đủ các quy trình như trộn nguyên liệu, xử lý nhiệt, khâu cấy giống, chăm sóc và đóng gói.

Bất kỳ một công đoạn nào có vấn đề thì toàn bộ lô hàng coi như là đổ bỏ. Bước đầu tiên, sản lượng của nhà máy đạt 500kg/ngày, dự kiến tới tháng 10/2017 sẽ nâng lên 1,5 tấn/ngày và từ năm thứ 3 trở đi sẽ tăng lên 3 tấn/ngày.

Với công nghệ thông thường dù có được chăm sóc kỹ lưỡng đến mấy đi chăng nữa nhưng một bịch nấm 1kg nguyên liệu chỉ thu được tối đa 500gram nấm là phải thay thế bởi môi trường nuôi dưỡng chúng nhanh chóng bị thoái hóa, dễ nhiễm khuẩn, nấm mốc.

10-36-15_dsc_9356
Cảnh sản xuất ở xưởng

Nhưng với việc ứng dụng công nghệ sản xuất hiện đại như nhà máy của chị 1kg nguyên liệu sẽ cho 1kg nấm. Với 5.000m2 nhà xưởng như hiện tại, mỗi năm công ty có thể cung cấp ra thị trường từ 400-500 tấn nấm đồng thời cũng thải ra 400-500 tấn bã, chúng lại là giá thể tuyệt vời để phục vụ cho công đoạn trồng rau sạch.

Để đảm bảo chất lượng sản phẩm làm ra luôn đạt tiêu chuẩn cứ 6 tháng một lần công ty chị lại gửi mẫu nấm sang Nhật Bản để kiểm định dù chi phí rất đắt 1.000USD tương đương với hơn 20 triệu đồng.

Chị tâm sự rằng, khi giải mã được hết bí mật của cây nấm kim châm Nhật Bản sẽ không chỉ bo bo giữ chúng cho riêng mình mà còn sẽ chuyển giao cho các đơn vị trong nước để xây dựng cộng đồng doanh nghiệp ngành nấm đủ sức cạnh tranh với nấm của Trung Quốc, Hàn Quốc.

Trồng nấm công nghệ cao ngoài cung cấp sản phẩm sạch cho người tiêu dùng còn tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương và hiệu quả kinh tế cao gấp 20 lần trồng lúa, gấp 10 lần trồng rau. Nhưng một mình “người đàn bà mê nấm” Dương Thị Thu Huệ thì không đủ sức để “phủ sóng” cho nhu cầu nấm sạch vẫn còn rất lớn.

Hà Nội đã có những chính sách hỗ trợ phát triển ngành nấm như thế nào, để những mô hình như thế này phát triển?

 

Xem thêm
Giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh

Do nguồn cung khan hiếm vì cuối vụ chong đèn, cộng với thị trường Trung Quốc tiêu thụ ổn định nên giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm