| Hotline: 0983.970.780

Đà Nẵng huy động hơn 1.780 người ứng phó với thiên tai

Thứ Tư 03/07/2024 , 16:52 (GMT+7)

Đà Nẵng huy động trên 1.780 người, 100 ô tô các loại, 7 xe đặc chủng, 6 xe cứu thương và 12 phương tiện tàu xuồng để ứng phó với thiên tai trong năm 2024.

Năm 2023, TP Đà Nẵng chịu ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp từ 1 cơn bão, 1 áp thấp nhiệt đới, 14 đợt không khí lạnh và không khí lạnh tăng cường. Thiên tai đã khiến cho gần 140 con gia súc, gia cầm ở thành phố này bị chết, trôi; hơn 31ha rau màu và 1.000m2 cây ăn quả bị ngập, hư hại.

Mỗi khi mưa lớn, TP Đà Nẵng thường xảy ra tình trạng ngập cục bộ ở các tuyến đường, khu dân cư. Ảnh: A.N.

Mỗi khi mưa lớn, TP Đà Nẵng thường xảy ra tình trạng ngập cục bộ ở các tuyến đường, khu dân cư. Ảnh: A.N.

Bên cạnh đó, những năm qua, tình trạng thường xuyên xảy ra mỗi khi vào mùa mưa bão ở Đà Nẵng là vấn đề ngập lụt đô thị, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống, sinh hoạt của hàng ngàn hộ dân. Tính riêng trong năm 2023, để đảm bảo an toàn tính mạng cho cộng đồng dân cư, thành phố đã tổ chức 2 đợt sơ tán với trên 8.000 người dân ở các vùng “rốn” ngập trên địa bàn.

Theo ông Võ Tấn Hà, Phó giám đốc Sở Xây dựng Đà Nẵng, hiện nay, hệ thống thoát nước đô thị của TP Đà Nẵng đáp ứng được với lượng mưa dưới 70ml/giờ. Nếu vượt mức này sẽ dẫn đến ngập úng đô thị cục bộ. “Do đó, thời gian tới, Sở Xây dựng sẽ bám sát các thông tin dự báo thời tiết để triển khai các phương án xử lý cũng như thông báo để người dân chủ động ứng phó khi vào mùa mưa bão”.

Từ thực tế nói trên, vừa qua, UBND TP Đà Nẵng đã tổ chức hội nghị chuyên đề phổ biến, quán triệt các nội dung liên quan về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2024. Từ hội nghị này, thành phố sẽ triển khai sớm các phương án ứng phó nhằm chủ động về mặt lực lượng, phương tiện, vật tư, thiết bị để khắc phục, hạn chế tối đa ảnh hưởng của thiên tai đến môi trường và đời sống của nhân dân.

TP Đà Nẵng huy động lực lượng chức năng hỗ trợ người dân ứng phó với thiên tai. Ảnh: A.N.

TP Đà Nẵng huy động lực lượng chức năng hỗ trợ người dân ứng phó với thiên tai. Ảnh: A.N.

Theo đó, địa phương đã chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan lên phương án phòng, chống và khắc phục hậu quả ứng với một số kịch bản thiên tai trên địa bàn như: phương án hiệp đồng cứu hộ - cứu nạn khi có thiên tai xảy ra; phương án cứu hộ, cứu nạn trên biển; phương án chống ngập lụt đô thị; phương án chống sạt lở đất đá; phương án sơ tán dân trên địa bàn…

TP Đà Nẵng còn đưa ra một số kịch bản về 7 loại hình thiên tai chính chủ yếu như: bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất, mưa lớn gây ngập lụt đô thị, vỡ hồ chứa và sóng thần. Đồng thời, theo kế hoạch hiệp đồng hiệp đồng ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, trong năm 2024, thành phố này sẽ huy động trên 1.780 người, 100 ô tô các loại, 7 xe đặc chủng, 6 xe cứu thương và 12 phương tiện tàu xuồng để xử lý các tình huống có thể xảy ra.

Ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng chỉ đạo các đơn vị phối hợp chặt chẽ, nhuần nhuyễn nhằm đảo bảo công tác phòng chống thiên tai đạt hiệu quả. Ảnh: A.N.

Ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng chỉ đạo các đơn vị phối hợp chặt chẽ, nhuần nhuyễn nhằm đảo bảo công tác phòng chống thiên tai đạt hiệu quả. Ảnh: A.N.

Ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cho biết, để đảm bảo công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn được hiệu quả, các đơn vị cần chủ động xây dựng, triển khai các phương án đã đề ra, giải quyết những khó khăn còn tồn đọng. Đồng thời, chỉ đạo tăng cường công tác phối hợp, triển khai nhuần nhuyễn với phương tiện, nhân lực, vật lực để tháo gỡ nhanh các điểm nghẽn khi tình huống xảy ra.

“Bên cạnh đó, cần khẩn trương cắt tỉa cây xanh, nạo vét hồ, khơi thông cống rãnh trên địa bàn và trong sân bay. Phải giám sát công tác nghiệm thu, thanh toán đối với việc nạo vét hồ, cống, rãnh. Các Ban quản lý phải đẩy nhanh tiến độ công trình và cắm biển cảnh báo. Đồng thời, tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý sớm vướng mắc, rút kinh nghiệm những lần trước để công tác phòng chống thiên tai thời gian tới hiệu quả hơn”, ông Lê Trung Chinh nhấn mạnh.

Xem thêm
Đề xuất tăng chi ngân sách cho giáo dục, y tế

Nếu thực hiện tự chủ, các bệnh viện và trường đại học công lập có thể tăng viện phí hoặc học phí lên cao, khiến người bệnh, người học phải chi trả nhiều tiền hơn.

Tìm nguyên nhân khiến ngành chè 'ngại đổi mới'

'Cây chè là cây truyền thống và từng được bao cấp một cách triệt để về doanh nghiệp và đầu ra. Như vậy, đây có phải là nguyên nhân khiến ngành chè ngại đổi mới?' - nguyên Thứ trưởng Lê Quốc Doanh trăn trở.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Người phụ nữ 'biến đổi' vùng đất nghèo thành vườn rau bội thu

SƠN LA Bà Luyến, một nông dân ngụ cư, đã nỗ lực thay đổi bản Tự Nhiên từ vùng đất nghèo khó thành điểm sáng nông nghiệp sạch, mang lại cuộc sống ấm no cho cộng đồng.