| Hotline: 0983.970.780

"Đại gia" bưởi miệt vườn

Thứ Sáu 02/01/2015 , 08:20 (GMT+7)

Chỉ với 1,5 triệu đồng vay từ Ngân hàng NN-PTNT (Agribank) để chuyển đổi SX trên mảnh đất nông nghiệp đã giúp ông Nám trở thành tỷ phú miệt vườn sau 15 năm sử dụng đồng vốn.

Đó là ông Đặng Văn Nám ở ấp Kênh Giữa 2, xã Kế Thành (Kế Sách, Sóc Trăng) đã có thành tích xuất sắc trong phong trào nông dân SX giỏi và góp phần vào sự nghiệp xây dựng nông thôn mới đã được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng III.

Chỉ với 1,5 triệu đồng vay từ Ngân hàng NN-PTNT để chuyển đổi SX trên mảnh đất nông nghiệp đã giúp ông Nám trở thành tỷ phú miệt vườn sau 15 năm sử dụng đồng vốn.

Chỉ tính riêng trong năm 2014, tổng lợi nhuận ông thu về từ 800 gốc bưởi da xanh cho trái là khoảng 3 tỷ đồng. Mức lợi nhuận khủng này không phải nhà vườn trồng bưởi nào ở khu vực ĐBSCL cũng làm được.

Ông Nám khoe: “Tết Ất Mùi 2015 tôi sẽ cung ứng ra thị trường trên 18 tấn bưởi da xanh. Với giá bình quân 50.000 đ/kg thì cầm chắc lãi ròng gần 1 tỷ đồng”.

Ông Nám cho biết, để thu về được tiền tỷ như hôm nay thì bản thân và gia đình đã phải trải qua nhiều bước thăng trầm trong quá trình làm kinh tế nông hộ. Xuất thân từ nông dân chân đất, khởi nghiệp với 5.500 m2 đất trồng lúa của cha để lại, canh tác chỉ đủ lo cho 9 miệng ăn trong gia đình. Để vượt qua cuộc sống khốn khó, thấy bà con làm nghề gì có tiền là học làm theo.

Điều chua cay nhất trong đời ông Nám là "nghề nuôi vịt chạy đồng". Người ta nuôi không bị rủi ro, còn ông nuôi là vịt chết liên miên. Sau 2 năm theo con vịt chạy hết đồng nước đến đồng khô và kết cục là ôm nợ cả chục triệu đồng.

Giã từ nghề nuôi vịt, năm 1986 ông Nám "chia tay" với vịt chạy đồng để trồng dưa hấu với hy vọng trúng mùa, bán được giá để trả nợ.

Trước đây nói đến trái bưởi da xanh thì người tiêu dùng đều nghĩ đến Bến Tre và đó là chuyện cũ. Hiện tại, ở Sóc Trăng có ông Nám đã mạnh dạn chuyển đổi từ vườn bưởi Năm Roi đặc sản sang trồng chuyên canh bưởi da xanh đang thu lợi nhuận bạc tỷ.
Thành công của ông đã được bà con trong khu vực học hỏi SX và ông tận tình hướng dẫn. Ông Nám đang xây dựng căn nhà biệt thự với kinh phí dự trù khoảng 3,5 tỷ đồng từ nguồn tích lũy của trái bưởi Năm Roi và da xanh.

Đúng là mát tay với việc canh nông, trồng dưa hấu đạt năng suất cao nhưng lại gặp "cái số con rệp" là bán rẻ mạt, nên thua lỗ, tiếp tục ôm thêm ít nợ. Sau 3 năm gắn bó với mảnh đất nông nghiệp vẫn không thoát khỏi cảnh nghèo.

Đến năm 1989 nhà nước có chính sách cho nông dân vay tiền chuyển đổi SX trên đất nông nghiệp. Vận may đã đến từ đó. Tổng số tiền vay ngân hàng là 1,5 triệu đồng. Mang tiền về mua giống bưởi Năm Roi trồng trên 3.500 m2 đất ruộng sang vườn, phần đất còn lại thì trồng mận hồng đào đá.

Sau 3 năm trồng bưởi cho thu hoạch, ông bán lần đầu tiên được 9,5 triệu đồng, mua gần 2,5 lượng vàng. Trong thời gian đó, ông bán bưởi giống cho bà con trong ấp và mua được thêm 4 cây vàng nữa. Hai nguồn thu nhập cộng lại được 6,5 cây vàng, thế là mang đi trả nợ tiền nuôi vịt, trồng dưa hấu.

Sau đó, ông tiếp tục trúng mùa bưởi, trả xong nợ ngân hàng và còn mua thêm được 5.200 m2 đất để tiếp tục trồng bưởi Năm Roi.

Cây bưởi lớn theo năm tháng thì ông hái tiền càng "sung", đến năm 2003 ông mua thêm 9.000 m2 đất SX, năm 2008 mua thêm 8.000 m2. Tất cả đều được lập vườn trồng bưởi Năm Roi. Tuy nhiên, cây bưởi cũng già cỗi nên từ năm 2010 đến nay ông đã chuyển toàn bộ gần 3 ha bưởi Năm Roi sang trồng bưởi da xanh chuyên canh với tổng cộng 1.700 cây. Hiện tại, đã có 1,1 ha bưởi da xanh thu hoạch rộ.

Chúng tôi hỏi ông Nám cây bưởi Năm Roi hái được quá nhiều tiền thì tại sao chuyển sang trồng bưởi da xanh?

Ông nói: "Không phải tôi phụ cây bưởi Năm Roi, dù tôi chuyển sang trồng bưởi da xanh nhưng vẫn giữ lại 30 cây để bảo tồn giống đầu dòng. Khi nào cây bưởi da xanh không còn bám rễ được trên mảnh đất của mình thì lại trồng bưởi Năm Roi.

Còn lý do tôi chuyển đổi sang trồng bưởi da xanh chính là giá trị kinh tế cao gấp 2 - 3 lần so với trái bưởi Năm Roi. Theo đó, từ năm 2010 chuyển 1,1 ha trồng bưởi da xanh đến năm 2012 thì chuyển toàn bộ sang trồng da xanh.

Tổng lợi nhuận trong năm 2014 từ 1/2 diện tích trồng bưởi da xanh thu về gần 3 tỷ đồng. Với nguồn lợi nhuận như thế thì nhà vườn nào không mê chuyển đổi SX. Tuy nhiên, để trồng được cây bưởi da xanh thì người trồng phải thạo kỹ thuật cao hơn cây bưởi Năm Roi".

Qua 4 năm canh tác tôi rút ra một kinh nghiệm cho bản thân và cho nhà vườn thích trồng bưởi da xanh là, trồng bưởi da xanh không cần phải sử dụng nhiều phân. Bón phân nhiều là cây vàng lá hư sạch. Cây bưởi da xanh là cây dành cho người nghèo vì trồng nó không cần bón nhiều phân. Chi phí SX trái bưởi da xanh chiếm khoảng 10% so với giá bán.

13-00-05_ong-nm-cm-hun-chuong-lo-dong-hng-3
Ông Nám cầm bằng khen Chủ tịch nước bên căn nhà đang xây dựng

Trồng bưởi da xanh phải chủ động được nước tưới tiêu hợp lý, chăm sóc sao cho cây đủ nước và sử dụng phân hữu cơ. Năm 2015, toàn bộ 1.700 cây bưởi da xanh bước vào thu hoạch rộ thì lợi nhuận ông Nám thu được sẽ tăng gấp đôi so với 2014.

Khi đã thành công thì ông Nám đã nghĩ ý tưởng mới là làm ăn theo kiểu kinh tế tập thể. Năm 2005 ông cùng 10 nhà vườn ấp Kênh Giữa 2, xã Kế Thành (Kế Sách) thành lập HTX bưởi Năm Roi Kế Thành và ông được bầu làm chủ nhiệm.

Sau gần 10 năm làm chủ nhiệm, ông Nám đã chủ động đi tìm đầu ra cho trái bưởi Năm Roi và đã được đối tác Hà Lan và doanh nghiệp trong nước ký kết hợp đồng thu mua. Đã hướng dẫn cho nhiều bà con trồng bưởi theo tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP bán được giá cao hơn SX truyền thống.

Xã viên đã được hưởng lợi với mô hình kinh tế tập thể nên đã có thêm 9 nhà vườn xin vào HTX và đến nay có tổng cộng 19 hộ.

Ông Nám nói: “Lúc mới khởi nghiệp trồng bưởi Năm Roi thì ở ấp Kinh Giữa 2, xã Kế Thành này chỉ có tôi và ông Lê Văn Hồ. Sau 3 năm trồng cây ra hoa kết quả, bán trái thu tiền triệu bà con mới học trồng bưởi Năm Roi. Bây giờ ấp Kinh Giữa 2 này đã được bà con chuyển đổi trồng bưởi gần hết diện đích đất SX”.

Chính từ hiệu quả đó nên ngành nông nghiệp tỉnh, huyện và xã đã quy hoạch vùng trồng da xanh chuyên canh với diện tích khoảng 60 ha ở ấp Kinh Giữa 2. Hiện tại, bà con đã phát triển được hơn 15 ha.

Vườn bưởi Năm Roi nào già cỗi là được nhà vườn chuyển sang trồng bưởi da xanh. Đầu ra của trái bưởi da xanh không cần phải lo vì đã có doanh nghiệp ở Bến Tre xây kho trữ hàng xuất khẩu. Thương lái ở TPHCM tìm đến tận vườn thu mua sản phẩm theo giá thị trường.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm