| Hotline: 0983.970.780

Dân cấm Cty trồng rừng nhằm chiếm đất

Thứ Sáu 25/07/2014 , 13:15 (GMT+7)

Hơn 70 người dân các thôn An Điềm Bắc 1 và An Điềm Bắc 2 thuộc xã Cửu An (TX An Khê - Gia Lai) dùng rựa, cuốc xông vào hăm dọa, ngăn cản không cho nhân viên Cty TNHH Lâm nghiệp Sông Kôn (Vĩnh Thạnh - Bình Định) trồng rừng nhằm chiếm đất. 

Tôi vừa giương máy ảnh, liền bị 1 thanh niên kề rựa vào cổ, hăm chém. Nạn lấn chiếm đất rừng giữa Bình Định - Gia Lai đang hồi cực nóng.

Tiếng hú vang rừng

Ngày 23/7, chúng tôi lên Hòn Mum thuộc tiểu khu 226, vùng đất Cty TNHH Lâm nghiệp Sông Kôn (viết tắt là Cty Sông Kôn) đang trồng rừng với mong muốn được tận mắt chứng kiến cảnh chiếm đất rất manh động của người dân TX An Khê.

Chiếc xe Uoat đưa chúng tôi đến Hòn Mum phải vật vã lắm mới vượt qua được chặng đường rừng gập gềnh, lầy lội do vừa có mấy cơn mưa. Tuy nhiên, nỗi ám ảnh của CBCNV thuộc Trạm QLBVR số 1 là những cái bẫy chông bằng đinh được người dân TX An Khê cài dưới những cái lỗ nước, lấp dưới lớp thực bì dọc đường nhằm ngăn cản xe của Cty Sông Kôn tập kết cây giống vào rừng.

Anh Lê Công Tám, Đội trưởng Đội QLBVR số 1, nói: “Mỗi khi vận chuyển, chúng tôi phải dò từng lỗ nước, từng lớp thực bì trên đường để tránh tình trạng bị thủng lốp xe. Chỉ trong 3 ngày 19-20 và 21/7 mà chúng tôi đã thu lượm được 12 bàn chông”.

Khi chúng tôi vừa lên đến Hòn Mum cũng là lúc nhân viên của Cty Sông Kôn bắt đầu trồng rừng trên khoảnh đất gần Trạm QLBVR. Thật ngạc nhiên, khi nhân công vừa bắt tay vào việc là lập tức cánh rừng đang yên ắng bỗng vang lên nhiều tiếng hú.

Chỉ trong 10 phút, người từ trong rừng chạy ra, người từ dưới làng chạy xe máy lên, loáng chốc đã có đến hơn 70 thanh niên, phụ nữ tay rựa, tay cuốc hung hãn xông vào khoảnh đất nơi hơn 30 công nhân đang trồng rừng. Những cây giống vừa trồng xuống liền bị họ nhổ lên vứt bừa bãi trên đất. Họ vung cuốc, lia rựa hăm dọa công nhân.

Tôi và anh Xuân Nhàn (PV báo Lao động) đang đứng chụp hình thì bị 1 thanh niên lao đến kề rựa vào cổ, nói: “Không chụp, quay gì hết. Biến!”. Đứng bên cạnh tôi, anh Lê Công Tám cũng bị 1 thanh niên hăm dùng rựa chém. Hoảng quá, tôi lập tức gọi điện cho ông Nguyễn Hùng Vỹ, Phó Chủ tịch UBND TX An Khê để thông báo tình hình.

10-38-12_rung3
Trước sự bủa vây ngăn chặn của hơn 70 người dân Cửu An, nhân viên Cty Sông Kôn đành rút quân

Khi biết chúng tôi chỉ là nhà báo, đám đông mới bớt manh động, nhưng vẫn bao vây khoảnh đất không cho công nhân làm việc. Theo nhận diện của các cán bộ Trạm QLBVR số 1, người vung rựa hăm dọa chúng tôi là Nguyễn Ngọc Hạnh, người hăm chặt anh Tám là Hà Văn Phúc cùng ở xã Cửu An (TX An Khê).

Ông Võ Hồng Nguyên, Trưởng phòng QLBVR (Cty Sông Kôn), minh họa thêm sức nóng của “cuộc chiến” chiếm đất ở đây: “Trong 2 ngày 19 và 20/7, cũng tại khoảnh đất này, công nhân đang trồng rừng thì cũng bị hàng trăm người dân đến phá tương tự, từ đó đến nay chưa trồng được.

Vào ngày 20/7, ông Nguyễn Ngọc Hạnh (người hăm chém chúng tôi) cũng đã dùng rựa kê vào cổ nhân viên Cty là Nguyễn Đăng Quang, và ông Nguyễn Văn Hiếu dùng rựa đánh vào chân khiến nhân viên Nguyễn Thái Thạch bị thương.

Trước đó, vào ngày 26/5/2013, bà Trần Thị Lệ Hồng (1971), người ở TX An Khê cầm đầu một số đối tượng ở thôn An Thạch (xã Xuân An) và làng Hòa Bình (xã Tú An) xông vào đốt Trạm QLBVR Nước Poon và hành hung 3 cán bộ đang trực tại trạm. Những đối tượng nói trên đã bị TAND tỉnh Bình Định tuyên phạt tù giam vào tháng 6 vừa qua”.

Ngày càng manh động

Tình trạng người dân các xã Tú An, Cửu An, Xuân An thuộc TX An Khê (Gia Lai) lấn chiếm đất rừng do Cty Sông Kôn (Vĩnh Thạnh - Bình Định) quản lý đã xảy ra hàng chục năm qua. Thế nhưng do chính quyền địa phương 2 bên can thiệp không rốt ráo nên sự việc đã không được ngăn chặn mà ngày càng tăng tốc.

10-38-12_rung5
Những cái bẫy chông cài dọc đường ngăn không cho xe tập kết cây giống lên rừng

Theo ông Võ Văn Cường, GĐ Cty Sông Kôn, ranh giới đất rừng đã được phân chia rạch ròi theo Chỉ thị 364-CT (ngày 6/11/1991) của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ), được tỉnh Gia Lai xác định phần đất bị lấn chiếm là của Bình Định, do Cty Sông Kôn quản lý.

Năm 2001, Cty Sông Kôn tiến hành đến bù hoa màu, công khai hoang cho những hộ dân TX An Khê đang canh tác, và tiến hành trồng rừng trên những diện tích này thì lập tức bị người dân các xã Tú An, Cửu An, Xuân An (TX An Khê) phá hoại để chiếm đất.

Ông Cường cho hay: “Năm 2008, Cty khai thác hơn 113 ha rồi trồng mới tại TK 217 thuộc xã Vĩnh Thuận (Vĩnh Thạnh - Bình Định), giáp ranh xã Xuân An (TX An Khê) thì bị một số hộ dân thôn An Thạch (xã Xuân An) cản phá, chiếm đất. Dù vụ việc đã được báo cáo lên các cấp có thẩm quyền nhưng do không được can thiệp nên vào năm 2010, Cty tiếp tục khai thác gần 75 ha tại TK 226 giáp ranh với xã Cửu An (TX An Khê) thì bị dân thôn An Điềm Bắc 1 “học theo” dân An Thạch tổ chức phá phách, chiếm đất.

“Trước tình hình trên, chúng tôi vừa chỉ đạo cho các ngành Công an, Kiểm lâm huyện và UBND xã Vĩnh Thuận sẵn sàng lực lượng hỗ trợ Cty Sông Kôn thực hiện công tác trồng rừng. Đồng thời tổ chức điều tra, báo cáo lên UBND tỉnh Bình Định để có hướng can thiệp”, ông Lê Văn Đẩu, Phó Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thạnh.

Tiếp đến năm 2013, Cty Sông Kôn tổ chức trồng hơn 128 ha rừng tại 2 TK 210B và 217 ở khu vực Nước Poon thì bị dân làng Hòa Bình (xã Tú An) vào nhổ phá, phun thuốc khai hoang cho cây giống chết để chiếm đất trồng hoa màu. Tháng 3/2104 Cty tiếp tục khai thác, trồng mới gần 48 ha tại 2 khu vực nói trên thì cũng tiếp tục bị “bức tử” cây giống bằng thuốc khai hoang”.

Và trong lần chúng tôi trực tiếp chứng kiến này, người dân chiếm đất không chỉ nhổ phá, dùng thuốc khai hoang giết chết những cánh rừng mới trồng mà còn dùng hung khí hăm dọa, ngăn cản không cho nhân viên Cty Sông Kôn trồng rừng.

Mang không khí nóng bỏng của “cuộc chiến” chiếm đất diễn ra tại khu rừng thuộc TK 226 vừa chứng kiến về làm việc với UBND xã Cửu An (TX An Khê), chúng tôi được ông Phạm Đình Phùng, Chủ tịch UBND xã, cho biết: “Sau khi điều tra, chúng tôi đã điểm danh được một số đối tượng tại địa phương chuyên cầm đầu những vụ phá rừng chiếm đất của Cty Sôn Kôn, trong đó nổi lên đối tượng Nguyễn Văn Minh ở thôn An Điềm Bắc 1.

Những hộ chiếm đất của Cty Sông Kôn cũng đã từng chiếm hơn 40 ha rừng của BQLRPH Bắc An Khê (Gia Lai) để lấy đất SX. Qua điều tra, những hộ này không phải do thiếu đất SX, có nhiều hộ đang sở hữu diện tích đất vượt hạn điền (nhiều hơn 2ha), trong đó có đối tượng Nguyễn Ngọc Hạnh vừa hăm chém các anh khi nãy, nhưng giờ vẫn đi chiếm đất một cách manh động. Do vụ việc xảy ra ban đầu không được giải quyết dứt khoát nên nạn chiếm đất dắt dây đến giờ”.

Theo các văn bản chúng tôi có trong tay, từ năm 2013, giữa huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định) và TX An Khê (Gia Lai) đã có sự phối hợp nhằm giải quyết dứt điểm nạn chiếm đất của Cty Sông Kôn. Tuy nhiên, không biết sự phối hợp này “chặt chẽ” đến mức nào mà đến nay người dân vùng giáp ranh thuộc TX An Khê vẫn ngang nhiên phá rừng mới trồng của Cty Sông Kôn để chiếm đất. Thậm chí dùng hung khí để phục vụ cho việc chiếm đất như đang sống ngoài vòng pháp luật!?

Theo quan điểm của ông Võ Văn Cường, GĐ Cty Sông Kôn, muốn giải quyết rốt ráo việc này, cấp tỉnh phải vào cuộc. Trước mắt, các xã phải thắt chặt quản lý dân của mình mới mong ngăn chặn được nạn chiếm đất một cách manh động.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm