| Hotline: 0983.970.780

Thứ Tư 08/04/2020 , 05:35 (GMT+7)
Vũ Hữu Sự

Vũ Hữu Sự

Nhà Văn 05:35 - 08/04/2020

Dân phạm pháp và quan phạm pháp!

Xôn xao nguyên Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Ea Súp, người đã sử dụng tới 136 m3 gỗ không có hồ sơ pháp lý, để làm nhà.

Năm 2018, cơ quan cảnh sát kinh tế công an tỉnh Đăk Lăk kiểm tra kho xưởng của ông Nguyễn QuangTiệp, một người dân ở thị trấn Ea Sup, phát hiện gần 27 m3 gỗ (quy tròn) không có hồ sơ pháp lý.

Ngay lập tức vụ án “vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản” được khởi tố và ông Nguyễn Quang Tiệp bị khởi tố bị can, bị bắt tạm giam để điều tra về hành vi trên.

Thế nhưng gần đây, dư luận ở địa phương đang hết sức xôn xao và bức xúc trước vụ ông Trần Ngọc Quang.

Ông này nguyên là Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Ea Súp, người đã sử dụng tới 136 m3 gỗ (quy tròn) cũng không có hồ sơ pháp lý, để làm nhà tại thửa đất số 819, tờ bản đồ số 1a, có vị trí tại thôn 9, thị trấn Ea Súp, dù đã bị Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Đăk Lăk kết luận là “thiếu ý thức chấp hành kỷ luật của đảng, pháp luật của nhà nước về đất đai, bảo vệ và phát triển rừng, xây dựng không gương mẫu, không tự rèn luyện bản thân, tinh thần tự phê bình chưa cao.

Sai phạm, khuyết điểm của đồng chí Trần Ngọc Quang thuộc hành vi cố ý, gây hậu quả rất nghiêm trọng, làm mất uy tín của bản thân, tổ chức nơi đồng chí Trần Ngọc Quang công tác, gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Mức độ vi phạm này đã vượt quá mức quy định tối đa về xử lý vi phạm hành chính, được xem xét để truy cứu trách nhiệm hình sự”.

Căn cứ kết luận trên và căn cứ quyết định thi hành kỷ luật số 1262/QĐ-TU của tỉnh ủy Đăk Lăk, UBND tỉnh Đăk Lăk đã chỉ đạo công an tỉnh vào cuộc điều tra. Nhưng mới đây, công an tỉnh Đăk Lăk đã ra thông báo là “không đủ cơ sở để xử lý hình sự đối với ông Trần Ngọc Quang”.

Sử dụng đến 136 m3 gỗ quy tròn không có căn cứ pháp lý để làm nhà, bất cứ một người dân nào cũng đủ trình độ để nhận thấy đó là một vụ vi phạm pháp luật nghiêm trọng, được quy định tại điều 232 BLHS năm 2015.

Thế mà “không đủ cơ sở để xử lý hình sự”? Vậy phải bao nhiêu khối gỗ không có hồ sơ pháp lý mới đủ cơ sở? Trong khi người dân sử dụng chỉ bằng 1/5 số đó thì bị khởi tố, bị bắt tạm giam và cuối cùng thì... đi tù?

Bằng hai vụ việc này, phải chăng cơ quan cảnh sát điều tra công an tỉnh Đăk Lăk đã vứt quy định “mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật”, quy định “quốc pháp bất vị thân” trong cả hiến pháp và pháp luật vào sọt rác?

Ai cũng hiểu, công an là cơ quan thi hành pháp luật, bảo vệ pháp luật. Tội “ không truy cứu người có hành vi vi phạm pháp luật” đã được quy định rất rõ tại điều 294 BLHS năm 2015. Hơn ai hết, cơ quan công an là người hiêu rõ nhất điều đó.

Dư luận ở địa phương đang đặt câu hỏi: Vì sao lại không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật quá rõ của ông Trần Ngọc Quang, bất chấp cả sự chỉ đạo của UBND tỉnh? Liệu có phải vì tiền không?

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm