7 giải pháp ngăn ngừa gian lận thi THPT quốc gia
Cụ thể, tất cả thao tác trên phần mềm đều được lưu vết và chỉ người có trách nhiệm mới có quyền mở để xem (không sửa được) trong trường hợp cần thiết. Việc này sẽ tránh cho gian lận có thể phát sinh ở khâu chấm thi trắc nghiệm như năm 2018.
Đồng thời Bộ GD-ĐT còn đưa ra 7 giải pháp ngăn ngừa gian lận thi THPT quốc gia với những điều chỉnh từ khâu phát đề, coi thi, đến chấm thi. 7 giải pháp cụ thể như sau:
1. Trường ĐH-CĐ địa phương không tham gia phối hợp tổ chức thi tại địa phương mình. Các trường ĐH-CĐ sẽ đến các tỉnh để phối hợp tổ chức thi.
2. Thí sinh tự do thi cùng thí sinh là học sinh lớp 12 THPT theo tỉ lệ tối thiểu 40/60.
3. Trực đêm ở phòng lưu trữ đề thi, bài thi.
4. Bốc thăm phân cán bộ coi thi, bốc thăm phương án phát đề thi trắc nghiệm.
5. Quy trình chấm thi có nhiều điều chỉnh: Đặt camera giám sát phòng chấm thi; mã hóa toàn bộ dữ liệu chấm thi; bốc thăm giao túi bài thi tự luận cho Sở GD-ĐT chấm; chấm kiểm tra tất cả các bài thi tự luận có điểm cao.
6. Mời cơ quan công an tập huấn về nghiệp vụ tổ chức thi, phòng chống gian lận công nghệ cao.
7. Chủ động phân tích kết quả thi, phát hiện dấu hiệu bất thường.
Khởi tố và bắt tạm giam nhiều cán bộ liên quan đến gian lận thi cử
Trong kỳ thi THPT Quốc gia 2018, cơ quan CSĐT đã khởi tố và bắt tạm giam nhiều cán bộ ngành Giáo dục tại các tỉnh Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình. Các bị can gồm có: Triệu Thị Chính, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Hà Giang, Trưởng Ban chấm thi của Hội đồng thi THPT Quốc gia năm 2018 tỉnh Hà Giang; Phạm Văn Khuông, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Hà Giang; Lê Thị Dung, Phó Đội trưởng Phòng Bảo vệ chính trị nội bộ (Công an tỉnh Hà Giang)… Diệp Thị Hồng Liên, phó trưởng Phòng Khảo thí và quản lý chất lượng của Sở GD-ĐT tỉnh Hòa Bình; Đỗ Mạnh Tuấn, Phó hiệu trưởng trường Phổ thông dân tộc nội trú Trung học cơ sở và Trung học phổ thông huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình; Nguyễn Khắc Tuấn, chuyên viên Phòng khảo thí Sở GD-ĐT Hòa Bình…
Công an Hà Giang đọc quyết định khởi tố cán bộ vi phạm tại kỳ thi THPT quốc gia 2018 |
Công an tỉnh Sơn La đã khởi tố bị can đối với các bị can: Trần Xuân Yên, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Sơn La; Nguyễn Thị Hồng Nga, chuyên viên Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng; Đặng Hữu Thủy, Phó Hiệu trưởng trường THPT Tô Hiệu, TP Sơn La; Cầm Thị Bun Sọn, Phó Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở GD-ĐT Sơn La; Lò Văn Huynh, Trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục; Đinh Hải Sơn, Phòng An ninh chính trị nội bộ (Công an tỉnh Sơn La).
Khởi tố cán bộ liên quan đến gian lận thi cử THPT quốc gia 2018 tại Sơn La |
Trước đó, Bộ trưởng Bộ Công an đã ra quyết định tước danh hiệu Công an Nhân dân đối với thiếu tá Đinh Hải Sơn, nguyên Phó đội trưởng Phòng An ninh chính trị nội bộ, Công an tỉnh Sơn La vì có liên quan đến các sai phạm tại kỳ thi THPT quốc gia 2018.
Nâng cấp phần mềm chấm thi trắc nghiệmBộ GD-ĐT cũng áp dụng nhiều giải pháp kỹ thuật để ngăn ngừa tiêu cực trong kỳ thi năm nay. Đó là phần mềm chấm thi trắc nghiệm đã được nâng cấp hoàn thiện. Các dữ liệu ở tất cả các khâu từ trung gian đến kết quả cuối cùng đều được mã hóa với thuật toán tiên tiến có độ tin cậy cao. |