| Hotline: 0983.970.780

Đất nhiễm mặn là vấn đề nghiêm trọng

Thứ Năm 10/11/2022 , 10:53 (GMT+7)

Thế giới hiện có trên 1.100 triệu ha đất nhiễm mặn, và xu hướng xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu, nước biển dâng ngày một tăng đang đe dọa nguồn tài nguyên đất.

Phát biểu tại một hội thảo quốc tế về đất nhiễm mặn do bị ảnh hưởng bởi tình trạng nước biển dâng, tổ chức tại Trung Quốc vào tháng trước, đại diện Tổ chức Nông lương Liên Hợp quốc (FAO), ông Carlos Watson cảnh báo: Đất nhiễm mặn đang là một vấn đề nghiêm trọng trên toàn thế giới.

Theo báo cáo Thực trạng Tài nguyên đất và nước cho nông nghiệp và thực phẩm, do FAO công bố vào năm ngoái, thế giới có tới hơn 1.100 triệu ha đất bị ảnh hưởng bởi độ mặn. Trong tổng số này, 60% bị nhiễm mặn nặng, 26% đất bị xâm nhập mặn ở mức độ trung bình, và 14% đất bị nhiễm mặn nhẹ… Xu hướng này đang ngày một gia tăng, làm suy giảm các đặc tính của đất, đe dọa an ninh lương thực vì không thể sản xuất.

Bài học từ Trung Quốc

Thống kê của Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc, nước này hiện có khoảng 100 triệu ha đất nhiễm mặn, tương đương với diện tích của Ai Cập và 1/3 con số này đang được chuyển hóa, có tiềm năng cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Xu Xing, giáo sư khoa học nông nghiệp tại Đại học Ninh Hạ (Trung Quốc) cho biết, trong nhiều năm qua các nhà khoa học nông nghiệp nước này đã nghiên cứu, thử nghiệm nhiều phương pháp, từ quản lý đất sao cho phù hợp với cây trồng đến lai tạo các giống cây trồng chịu mặn để đối phó với xâm nhập mặn.

Cánh đồng lúa biển ở Duy Phường, một thành phố ven biển thuộc tỉnh Sơn Đông. Ảnh: China Daily

Cánh đồng lúa biển ở Duy Phường, một thành phố ven biển thuộc tỉnh Sơn Đông. Ảnh: China Daily

"Chúng tôi đã trồng thử nghiệm từ cây goji (sói rừng) đến ngô, lúa và nho ở vùng đồng bằng Hetao dọc theo thượng nguồn sông Hoàng Hà, nơi nhiều năm đã bị bỏ hoang hóa vì nhiễm mặn nặng nề. Tại tỉnh Sơn Đông, hơn 386.600 ha đất bị nhiễm mặn hiện đã được xử lý để trồng các loại hoa màu và cây ăn quả.

Ở huyện Đông Dinh, nơi sông Hoàng Hà chảy vào vịnh Bột Hải ở Sơn Đông, cả một vùng đất đai rộng lớn với độ mặn cao do hậu quả của vấn nạn xói mòn bờ biển đến mức hiếm khi nhìn thấy cây cỏ. Kể từ khi Hội đồng Nhà nước đã phê duyệt việc thành lập Khu trình diễn nông nghiệp công nghệ cao ở đây vào năm 2015, hiện đã biến khu vực này thành một mô hình mới của việc sử dụng đất nhiễm mặn.

Theo chính quyền địa phương, khu vực trình diễn này có diện tích 350 km vuông, trong đó hơn 80% là đất bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn nặng. Để cải thiện cấu trúc của đất, các nhà khoa học Trung Quốc đã trồng cỏ để làm thức ăn gia súc.

"Bằng cách trồng cỏ làm thức ăn gia súc, chúng tôi có thể che phủ nhiều diện tích đất hơn - giảm sự tích tụ muối trên đất bề mặt đất. Khi những loại cỏ này được thu hoạch, chúng tôi tiếp tục cày xới đất để làm giàu và tạo ra nhiều chất dinh dưỡng và tăng chất hữu cơ cho đất", ông Wang Guangmei, nhà nghiên cứu của Học viện Khoa học Trung Quốc cho biết.

Kết quả sau bốn năm làm việc, chất hữu cơ của đất trong đất ở khu vực trình diễn đã tăng trung bình hơn 8%, trong khi hàm lượng muối của nó giảm 21%. Trong khi cải thiện chất lượng đất, các chuyên gia cũng đang trồng 37 giống cây trồng chịu mặn, sử dụng các kỹ thuật canh tác hiện đại trong khu vực.

Chen Xinguo, tại Trung tâm đổi mới công nghiệp đậu tương chịu mặn ở đồng bằng sông Hoàng Hà cho biết: Hiện chúng tôi đang xây dựng kế hoạch trồng ba giống đậu tương chịu mặn mới vào năm 2025.

Nhằm tận dụng tốt hơn các vùng đất bị ảnh hưởng bởi muối, các nhà khoa học nông nghiệp Trung Quốc cho biết, hai đường ống đã được đặt dưới lòng đất để phục vụ tưới tiêu và thoát muối ra ngoài. Phương pháp này được hỗ trợ bởi các dữ liệu từ các cảm biến và camera thông minh, hệ thống nông nghiệp trí tuệ nhân tạo để cung cấp lượng nước chính xác cho đất.

So với phương pháp truyền thống của nông dân tưới ruộng bằng cách sử dụng một lượng lớn nước ngọt gây lãng phí, các phương pháp mới có thể tiết kiệm tới 30% lượng nước.

Ông Tian Guoqing, tổng giám đốc Công ty Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Sơn Đông giờ đây tin rằng việc trồng lúa nước biển đã trở thành một hoạt động kinh doanh đầy hứa hẹn.

"Chúng tôi có thể tận dụng tối đa đất bị nhiễm mặn bằng cách sử dụng giống lúa tốt nhất phù hợp trên đất nhiễm mặn. Do môi trường trồng trọt đặc biệt, hàm lượng selen trong lúa biển trồng trên đất nhiễm mặn-kiềm cao gấp bảy lần so với lúa thường. Chính yếu tố này làm cho loại gạo này tốt cho sức khỏe hơn”, ông Tian nói.

Trong khi đó, ông Shao Honggang, Chủ tịch tập đoàn Weifang Bincheng Investment and Development Co, cho biết: Chúng tôi đã phát triển hơn 60 loại sản phẩm từ lúa biển, chẳng hạn như rượu trắng, hay bạch tửu, mì gạo và gia vị, đã tạo được danh tiếng tốt trên thị trường. Công ty này hiện đang phát triển mặt nạ làm từ chiết xuất ​​vỏ trấu lúa biển, bánh mì và bánh mì kẹp thịt làm từ bột gạo lúa biển, cùng với một dự án du lịch trong khu vực.

"Việc hình thành một chuỗi công nghiệp hoàn chỉnh để sản xuất lúa biển và các sản phẩm làm từ nó đang được biết đến rộng rãi và sẽ cho phép chúng tôi tiếp tục sử dụng một cách toàn diện hệ thống đất bị nhiễm mặn", ông Shao cho biết.

(Chinadaily)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Sau ATACMS, Ukraine phóng loạt tên lửa Storm Shadow vào Nga

Ukraine đã phóng một loạt tên lửa hành trình Storm Shadow của Anh vào lãnh thổ Nga hôm 20/11, chỉ một ngày sau khi sử dụng tên lửa ATACMS của Mỹ.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.