| Hotline: 0983.970.780

Đau đầu bài toán tuyển thú y viên [Bài 1] Xót xa câu chuyện bằng cấp

Thứ Hai 20/03/2023 , 13:25 (GMT+7)

Thiếu thú y viên cộng hệ thống thú y thôn bản tan rã khiến công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm ở một số xã ở Quảng Trị gặp khó khăn.

Dù dày dặn kinh nghiệm 20 năm làm nghề thú y và được người chăn nuôi cũng như chính quyền tín nhiệm nhưng do không đủ bằng cấp, ông Phan Thạnh không còn là nhân viên thú y xã Tân Hợp. Ảnh: Võ Dũng.

Dù dày dặn kinh nghiệm 20 năm làm nghề thú y và được người chăn nuôi cũng như chính quyền tín nhiệm nhưng do không đủ bằng cấp, ông Phan Thạnh không còn là nhân viên thú y xã Tân Hợp. Ảnh: Võ Dũng.

Câu chuyện của ông Phan Thạnh, nhân viên thú y xã Tân Hợp bị “thất sủng” từ gần 2 năm nay khí những đồng nghiệp và người trong ngành không khỏi xót xa.

Năm 1995, sau khi được UBND huyện Hướng Hóa cử đi học gần 1 tháng lớp tập huấn thú y - chăn nuôi do các bác sỹ thú y thuộc Chi cục Thú y - Hội Hữu nghị phát triển Quảng Trị - Hà Lan phối hợp mở, ông Phan Thạnh được giao làm nhân viên thú y xã Tân Hợp.

Suốt trong quá trình công tác, ông Thạnh thường xuyên tham gia các khóa tập huấn, các khóa đào tạo nghề. Và đến năm 2008, ông Thạnh trang bị thêm cho mình bằng nghề bậc III (tương đương trình độ sơ cấp III) tại Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc bộ.

Người dân xã Tân Hợp không biết tường tận câu chuyện bằng cấp của ông Thạnh, nhưng chắc như đinh đóng cột rằng, những dịch bệnh nào trên gia súc, gia cầm, nếu ông không chữa được người khác cũng thường phải "bó tay". Vì thế, gia súc, gia cầm “hắt hơi sổ mũi”, ông Thạnh là người đầu tiên được người dân Tân Hợp nghĩ đến.

Áp dụng những kiến thức đã học và thực tế công việc, ông Thạnh mở gia trại chăn nuôi dê và lợn để phát triển kinh tế. Gia trại của ông tuy nhỏ nhưng hiệu quả cao, đem lại nguồn thu lớn cho gia đình. Ông trở thành một trong những hộ chăn nuôi giỏi nhất xã Tân Hợp.

Anh Ngô Quang Vũ, chủ một gia trại nuôi dê tại làng Tân Xuyên, xã Tân Hợp cảm thấy yên tâm khi trong xã có một người hành nghề thú y vừa giỏi chuyên môn lại nhiệt huyết như ông Thạnh: “Chú Thạnh chữa được hầu hết các bệnh trên đàn vật nuôi. Chỉ cần gọi điện nói rõ biểu hiện của vật nuôi là chú tư vấn ngay. Nhiều lúc mình nói không đúng triệu chứng lâm sàng, chú Thạnh vượt đường rừng vào tận trại để giúp người dân chữa bệnh cho vật nuôi”.

Thế nhưng, đến cuối năm 2021, mặc dù đang còn rất tâm huyết với công việc được giao, nhưng ông Thạnh đã không còn là nhân viên thú y xã Tân Hợp nữa. Theo Nghị quyết 161/2021/NQ-HĐND, ngày 9/12/2021 của HĐND tỉnh Quảng Trị, nhân viên thú y xã phải đạt trình độ trung cấp.

Ông Thạnh vẫn là người bạn tin cậy của người chăn nuôi xã Tân Hợp dù không còn là thú y viên xã Tân Hợp. Ảnh: Võ Dũng.

Ông Thạnh vẫn là người bạn tin cậy của người chăn nuôi xã Tân Hợp dù không còn là thú y viên xã Tân Hợp. Ảnh: Võ Dũng.

“Hơn 50 tuổi đời rồi! Giờ có đi học để đủ điều kiện bằng cấp thì trình độ cũng chỉ đến đó thôi. Mà chắc gì những người có trình độ bằng cấp đạt yêu cầu đã hơn những người có kinh nghiệm, tâm huyết như chú Thạnh”, anh Ngô Quang Vũ không ngại nó thẳng.

Còn ông Trần Vinh, Chủ tịch UBND xã Tân Hợp đánh giá rất cao vai trò tổ chức công tác phòng, chống dịch bệnh cũng như chuyên môn của ông Thạnh. Ông Vinh khẳng định, ông Thạnh đã giúp ích rất nhiều cho người chăn nuôi trong xã trong suốt hơn 20 năm qua và tỏ ra rất tiếc nuối khi ông Thạnh không còn là nhân viên thú y xã.

“Hơn 2 năm qua chúng tôi không có nhân viên thú y xã, hệ thống thú y thôn bản cũng không còn nên công tác phòng chống dịch gặp rất nhiều khó khăn. Cũng may là có ông Thạnh, dù không còn là nhân viên thú y xã nhưng mỗi khi xã cần và hợp đồng thời vụ với số tiền chi trả rất thấp, ông Thạnh vẫn luôn sẵn sàng sắp xếp công việc để tham gia. Bên cạnh việc khó tuyển được nhân viên thú y đạt yêu cầu bằng cấp, chúng tôi mong muốn cấp trên xem xét để ông Thạnh tiếp tục là nhân viên thú y xã”, ông Vinh nêu nguyện vọng.

“Tôi năm nay cũng 53 tuổi rồi. Nếu học xong, địa phương tuyển được nhân viên thú y xã rồi thì sao? Đành rằng, học thêm cũng không thừa nhưng tôi không còn trẻ nữa, nếu không làm nhân viên thú y xã bản thân tôi cũng còn nhiều lựa chọn phát triển kinh tế. Thực tế, người chăn nuôi cũng đang rất cần tôi, đó mới là điều quan trọng”, ông Phan Thạnh tâm sự chua xót.

Xem thêm
Để phát triển chăn nuôi lợn bền vững, cần chấn chỉnh công tác thú y tuyến huyện, xã

Theo ông Phan Quang Minh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi và Thú y, để phát triển chăn nuôi lợn bền vững, các địa phương cần chấn chỉnh công tác thú y tuyến huyện, xã.

Kỹ thuật rải vụ thu hoạch quả trên cây nhãn Hưng Yên

Để xử lý rải vụ quả trên cây nhãn, cần nắm vững đặc tính nông sinh học của giống, diễn biến thời tiết trong năm để tác động đạt kết quả tốt

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Bảo tồn giống cây trồng bản địa của Bình Định

Để giữ gìn tri thức bản địa miền núi Bình Định, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ đã bảo tồn các giống lúa rẫy, ngô nếp, sắn ngọt…

TP Hạ Long thả 200.000 con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

QUẢNG NINH Lãnh đạo cùng nhân dân TP Hạ Long đã tiến hành thả 200.000 con giống thủy sản, bao gồm các loại tôm sú, cá vược, cá tráp về môi trường tự nhiên.

Công chiếu phim tài liệu ‘Dưới tán rừng Ngọc Linh’

Bộ phim tài liệu đã tái hiện sinh động về nguồn gốc, quá trình bảo tồn, phát triển loại sâm quý hiếm trên đỉnh núi Ngọc Linh.

Bình luận mới nhất