| Hotline: 0983.970.780

Đầu tư công trình ngàn tỷ giải quyết ngập úng đô thị

Thứ Tư 29/11/2023 , 09:22 (GMT+7)

ĐỒNG NAI Các dự án xây kè, đường ven sông được Đồng Nai đầu tư cả ngàn tỉ đồng nhằm giải quyết ngập úng, chống sạt lở, cải thiện chất lượng sống cho người dân đô thị.

Hối hả chạy đua tiến độ

Những ngày tháng 11, chúng tôi trở lại đại công trường dự án xây dựng tuyến bờ kè, đường ven sông Đồng Nai, chứng kiến công nhân đang hối hả thi công nền đường, đóng cọc kè bờ sông trên đầu tuyến. 

Dẫn chúng tôi ra thực địa công trường dự án, kỹ sư Trần Minh Thi, cán bộ kỹ thuật Công ty CP Nhân Bình cho biết, đơn vị đang phụ trách thi công 2,2km cuối tuyến và bờ kè 1,1km đoạn cuối tuyến. Đến nay tiến độ bờ kè đạt hơn 60%, đảm bảo thoàn thành vào cuối năm.

Công trình ngàn tỉ này được tỉnh Đồng Nai đầu tư với nhiều mục tiêu, trong đó có xây dựng hệ thống đường cống hộp vuông to đấu nối vào những tuyến đường dân sinh cũ, nhằm đảm bảo việc tiêu thoát nước nhanh, chống ngập úng cho thành phố Biên Hòa.

Công nhân đang hối hả thi công các hạng mục quan trọng bờ kè ven sông Đồng Nai trên đầu tuyến. Ảnh: Minh Sáng.

Công nhân đang hối hả thi công các hạng mục quan trọng bờ kè ven sông Đồng Nai trên đầu tuyến. Ảnh: Minh Sáng.

Dự án này sẽ kết nối các xã Bình Hòa, Tân Bình... huyện Vĩnh Cửu gần hơn với trung tâm tỉnh Đồng Nai. Đồng thời, khi đưa công trình vào sử dụng sẽ “biến” các xóm nhỏ ven sông vốn nhếch nhác trở nên quy củ, tạo cảnh quan đô thị hiện đại, sạch đẹp, phục vụ đời sống dân sinh tốt hơn. 

Bà Nguyễn Thị Phương Nhung (ngụ đường Ngô Thì Nhậm, khu phố 4, phường Bửu Long, TP. Biên Hòa) cho biết, gia đình bà đã gắn bó ổn định trên mảnh đất ven sông này tới bốn đời rồi. Trước kia, khi chưa làm tuyến đường này cuộc sống sinh hoạt của người dân rất khổ, lúc nào cũng lo sợ bị đất sạt lở và ngập úng khi mùa mưa tới. Thế nhưng từ khi có chủ trương làm đường xây kè ven sông, mọi người dân đều rất đồng lòng ủng hộ.

Công trình ngàn tỉ ven sông

Dự án xây dựng tuyến đường ven sông Đồng Nai và bờ kè đoạn từ cầu Hóa An, thành phố Biên Hòa được kết nối đến giáp ranh huyện Vĩnh Cửu với nhiều hạng mục quan trọng, như hệ thống tín hiệu giao thông, đường cống thoát nước, lát gạch vỉa hè, cây xanh, xây dựng cầu Rạch Lung, hệ thống chiếu sáng... Ngoài ra, dự án còn làm kè dọc theo tuyến và hầm chui kết nối công viên hiện hữu qua cầu Hóa An với tuyến đường ven sông Đồng Nai.

Dự án xây dựng tuyến đường ven sông Đồng Nai và bờ kè đoạn từ cầu Hóa An, TP. Biên Hòa được kết nối đến giáp ranh huyện Vĩnh Cửu với nhiều hạng mục quan trọng. Ảnh: Minh Sáng.

Dự án xây dựng tuyến đường ven sông Đồng Nai và bờ kè đoạn từ cầu Hóa An, TP. Biên Hòa được kết nối đến giáp ranh huyện Vĩnh Cửu với nhiều hạng mục quan trọng. Ảnh: Minh Sáng.

Cùng với dự án ven sông, Đồng Nai cũng đang thi công đường ven sông Cái (một nhánh sông Đồng Nai ôm Cù Lao Phố) với mục tiêu giảm tải áp lực giao thông, tạo cảnh quan cho đô thị ven sông qua trung tâm Biên Hòa ở phường Quyết Thắng, Thống Nhất và Tam Hiệp. Đồng Nai cũng đẩy nhanh tiến độ thực hiện trục đường trung tâm TP. Biên Hòa với kinh phí đầu tư 1.500 tỷ đồng.

Ông Trần Trọng Bình, Phó BQL Dự án TP. Biên Hòa cho biết: “Trước kia khi chưa triển khai công trình kè này thì đường bờ sông ở đây nhiều đoạn bị sạt lở, ăn sâu vào trong rất nguy hiểm. Do đó, tỉnh đã quyết định đầu tư làm tuyến kè và đường ven sông này để giải quyết tình trạng đó; đồng thời còn tạo nét đẹp cảnh quan bờ sông khu vực TP cũng như mang lại sự bình yên cho người dân”.

Trước kia khi chưa triển khai công trình kè, đường bờ sông nhiều đoạn bị sạt lở, ăn sâu vào trong rất nguy hiểm.

Trước kia khi chưa triển khai công trình kè, đường bờ sông nhiều đoạn bị sạt lở, ăn sâu vào trong rất nguy hiểm.

Theo ông Bình, công trình kè, đường ven sông Đồng Nai đã được khởi công từ cuối năm 2021, có chiều dài 5,2 km, với tổng vốn đầu tư gần 1.300 tỷ đồng. Đến nay công trình đã đạt khoảng 60%, theo tiến độ tới tháng 12 sẽ hoàn thiện được khoảng 80%. Tại khu vực cầu Rạch Lung hiện đang lắp dầm, dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2023 này.

 Công trình kè, đường ven sông Đồng Nai dự kiến sẽ hoàn thiện được khoảng 80% vào tháng 12. Ảnh: Minh Sáng.

 Công trình kè, đường ven sông Đồng Nai dự kiến sẽ hoàn thiện được khoảng 80% vào tháng 12. Ảnh: Minh Sáng.

Trao đổi với NNVN, ông Vũ Quốc Việt, Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Đồng Nai cho biết: “Trước tình hình thiên tai cũng như sạt lở bờ sông trên địa bàn tỉnh đang ngày càng phức tạp, từ năm 2000, Đồng Nai đã có những quy hoạch lâu dài để chỉnh trị các tuyến sông, suối, kênh rạch nhằm phục vụ tốt hơn cho phát triển đô thị”.

Theo UBND tỉnh Đồng Nai, nhiều năm qua, việc đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng của TP. Biên Hòa chưa xứng tầm với đô thị loại I. Do đó, TP sẽ có nhiều dự án quy mô lớn, tập trung vào khu vực dọc sông Đồng Nai, nhằm xây dựng, phát triển thành phố Biên Hòa hiện đại; đặc biệt là phát triển trục đô thị ven sông Đồng Nai. Các đơn vị nhà thầu hiện đang dồn toàn lực thi công bất kể ngày đêm và ngày nghỉ để sớm hoàn thành đưa công trình vào sử dụng, nhằm giải quyết hiệu quả việc ngập úng do thiên tai và biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bưu điện Việt Nam sẵn sàng 18.000 tỷ đồng chi trả lương hưu tháng 5

Bưu điện Việt Nam chuẩn bị nguồn lực sẵn sàng phục vụ chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) tháng 5/2024 cho hơn 3,3 triệu người sau kỳ nghỉ lễ 30/4.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm