| Hotline: 0983.970.780

Đầu tư công trình nước sạch phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số

Thứ Hai 19/07/2021 , 13:36 (GMT+7)

Tỉnh Kiên Giang đã đầu tư nhiều công trình nước sạch tập trung phục vụ cho các vùng nông thôn, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.

Nước sạch góp phần xây dựng nông thôn mới

Gò Quao là huyện có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sinh sống của tỉnh Kiên Giang. Toàn huyện hiện có 34.351 hộ, với dân số 132.531 người, trong đó đồng bào dân tộc Khmer 43.034 người (chiếm tỷ lệ 32,47%), dận tộc Hoa 2.751 người… Địa bàn huyện có 10 xã, 1 thị trấn, với địa hình kênh rạch chằng chịt, dân cư sinh sống tập trung dọc các tuyến kênh.

Thời gian qua, tỉnh Kiên Giang đã đầu tư nhiều công trình cấp nước sạch tập trung phục vụ cho các vùng nông thôn, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Ảnh: Trung Chánh.

Thời gian qua, tỉnh Kiên Giang đã đầu tư nhiều công trình cấp nước sạch tập trung phục vụ cho các vùng nông thôn, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Ảnh: Trung Chánh.

Đến nay, huyện Gò Quao đã được đầu tư xây dựng nhiều công trình nước sạch tập trung, với tổng công suất thiết kế 400 m3/giờ. Trong đó, có một công trình nước sạch nhỏ lẻ công suất 6 m3/giờ do UBND xã quản lý. Còn lại 11 công trình do Trung tâm Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Kiên Giang quản lý, vận hành. Các công trình cơ bản đảm bảo cung cấp nước sạch phục vụ người dân trên địa bàn các xã và trung tâm hành chính huyện.

Đầu năm 2021, Gò Quao được công nhận đạt chuẩn huyện nông thôn mới, với  tỷ lệ hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh toàn huyện đạt 98,09%, trong đó tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch đạt 70,05%.  Thời gian tới, huyện tiếp tục tìm nguồn vốn đầu tư, nâng cấp các công trình cấp nước sạch nông thôn, để mở rộng địa bàn phục vụ người dân.

Định An là một trong những xã có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống của huyện. Nhưng toàn xã chỉ có công trình trạm cấp nước Định An được xây dựng cách đây nhiều năm, công suất nhỏ, chỉ đủ khả năng phục vụ cấp nước cho người dân sống trong khu dân cư và khu vực chợ xã. Các hộ dân sống trong các tuyến kênh chưa tiếp cận được nguồn nước máy, người dân vẫn phải khoan giếng hoặc sử dụng trực tiếp nước sông để sinh hoạt.

Từ đó, Trung tâm Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Kiên Giang đã phối hợp Ban Dân tộc tỉnh tiến hành đầu tư nâng cấp, mở rộng công trình nước sạch Định An. Đồng thời, tiến hành đấu nối, mở rộng thêm mạng lưới đường ống dẫn nước tới các hộ nằm trong các tuyến kênh, cố gắng để tất cả các hộ dân. Đặc biệt các hộ dân đồng bào dân tộc thiểu số có nguồn nước máy sử dụng, đảm bảo sức khỏe. Hiện nay, toàn xã đã có hơn 72,45% hộ dân nông thôn đã được sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước tập trung.

Trong thời gian tới, chính quyền địa phương sẽ tiếp tục ưu tiên đầu tư các công trình nước sạch nông thôn hoặc lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình khác của giai đoạn 2021-2025. Trong đó, quy hoạch sửa chữa các trạm cấp nước hiện hữu, đầu tư mới trạm cấp nước tại những xã chưa có trạm cấp nước… để phục vụ tốt hơn nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân trên địa bàn huyện Gò Quao.

Tập trung cho vùng dân tộc thiểu số

Cuối năm 2020, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Kiên Giang đã tiến hành nghiệm thu, đưa vào sử dụng công trình nước nước sạch xã Vĩnh Hòa Phú (huyện Châu Thành). Sau nhiều năm, bà con đồng bào dân tộc thiểu số tại đây đã có nước sạch sử dụng.

Niềm vui của người dân nông thôn khi có nguồn nước sạch từ công trình nước sạch tập trung để sử dụng. Ảnh: Trung Chánh.

Niềm vui của người dân nông thôn khi có nguồn nước sạch từ công trình nước sạch tập trung để sử dụng. Ảnh: Trung Chánh.

Xã Vĩnh Hòa Phú (Châu Thành) là một trong những xã có đông đồng bào dân tộc Khmer, Hoa sinh sống. Theo chia sẻ của người dân tại đây, trước khi có công trình nước sạch tập trung, để có nước sinh hoạt bà con tận dụng nước dưới kênh, ao hồ để sinh hoạt, gia đình có điều kiện kinh tế khá giả, khoan giếng để sử dụng. Tuy nhiên, đến mùa nắng nóng, các giếng nước cũng bị hụt, thường xuyên thiếu nước.

Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn phối hợp Ban Dân tộc tỉnh đã tiến hành đầu tư xây dựng mới trạm cấp nước tập trung tại ấp Vĩnh Hòa 2. Công trình nước sạch được xây dựng với hệ thống xử lý cấp nước công suất 50 m3/giờ, hệ thống đường ống truyền tải đưa nước sạch về tới các ấp Vĩnh Hòa 2, Vĩnh Đằng, phục vụ cấp nước sạch cho 866 hộ dân.

Niềm vui của người dân nông thôn khi có nguồn nước sạch từ công trình nước sạch tập trung để sử dụng. Ảnh: Trung Chánh.

Niềm vui của người dân nông thôn khi có nguồn nước sạch từ công trình nước sạch tập trung để sử dụng. Ảnh: Trung Chánh.

Trước tết nguyên đán Tân Sửu 2021, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh đã tiến hành mở nước để phục vụ nhân dân. Đón dòng nước trong, mát lành, anh Danh Út ngụ ấp Vĩnh Hòa 2 vô cùng phấn khởi.

Anh Út chia sẻ: “Gia đình tôi được hỗ trợ lắp đặt đồng hồ nước, đường ống miễn phí. Từ nay, gia đình đã có nước máy sử dụng, không còn phải lo lắng vì thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô nữa. Nhớ lại trước đây, cứ đến mùa khô giếng cạn nước, nước dưới kênh bị ô nhiễm không thể sử dụng, phải đi xách can, thùng, sang nhà người quen để xin nước về sử dụng”.

Xem thêm
Nghị quyết về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Báo Nông nghiệp Việt Nam xin trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết.

Nông nghiệp dẫn lối, tương lai rộng mở trên vùng đất Si Ma Cai

LÀO CAI Si Ma Cai đổi thay từng ngày từ nông nghiệp, nơi những mùa quả ngọt không chỉ mang lại thu nhập mà còn thắp sáng hy vọng về một tương lai no đủ, bền vững.

Nậm Tông hồi sinh giữa lòng núi rừng

Lào Cai Giữa sương mai bồng bềnh, Nậm Tông thức giấc trong ánh vàng dịu nhẹ, những mái nhà mới khoác màu đất ấm áp vẽ nên bức tranh hồi sinh kỳ diệu.