| Hotline: 0983.970.780

ĐBSCL: Công nghệ cao động lực cho nền nông nghiệp đổi mới, phát triển bền vững

Thứ Hai 31/10/2022 , 13:30 (GMT+7)

Cần Thơ Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp góp phần tối ưu hóa hiệu quả sử dụng đất đai, sản xuất.

Thúc đẩy nhanh khoa học công nghệ vào cuộc sống

Vào tháng 9/2015, Liên hiệp quốc đã thông qua Chương trình nghị sự năm 2030 vì sự phát triển bền vững. Trong đó, chương trình xác định rõ vai trò của khoa học công nghệ (KHCN) và đổi mới sáng tạo trong 17 mục tiêu chung và 169 mục tiêu cụ thể.

Trường Đại học Cần Thơ ký kết hợp tác với các đối tác phát triển đào tạo nhân lực KHCN vùng ĐBSCL. Ảnh: Kim Anh.

Trường Đại học Cần Thơ ký kết hợp tác với các đối tác phát triển đào tạo nhân lực KHCN vùng ĐBSCL. Ảnh: Kim Anh.

Để thực hiện cam kết với quốc tế về phát triển bền vững, tháng 5/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 622 về kế hoạch hành động quốc gia về Chương trình nghị sự năm 2030 vì sự phát triển bền vững với 17 mục tiêu chung và 115 mục tiêu cụ thể của Việt Nam.

Với vai trò là cơ quan xây dựng và thực thi các chiến lược về KHCN, vì sự phát triển bền vững, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt mong muốn thông qua Diễn đàn SDMD 2022 lần này, sẽ có nhiều ý kiến chia sẻ của các chuyên gia trong nước và quốc tế về những vấn đề cấp thiết đối với ĐBSCL. Đó là các vấn đề liên quan đến phát triển nguồn nhân lực KHCN; các hoạt động thúc đẩy chuyển đổi số phục vụ phát triển bền vững; phát triển kinh tế biển, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn; giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH). Đặc biệt là việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao.

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt cho biết thời gian tới sẽ đẩy mạnh phát triển lĩnh vực KHCN của vùng ĐBSCL, đưa nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào cuộc sống. Ảnh: Kim Anh.

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt cho biết thời gian tới sẽ đẩy mạnh phát triển lĩnh vực KHCN của vùng ĐBSCL, đưa nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào cuộc sống. Ảnh: Kim Anh.

Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt cho rằng, thời gian qua Chính phủ đã ban hành một loạt các Nghị quyết, Chỉ thị nhằm thúc đẩy sự phát triển của vùng ĐBSCL thích ứng với BĐKH. Có thể nói, đây là lần đầu tiên các chủ trương, chính sách về vùng ĐBSCL được ban hành và đưa vào triển khai một cách đồng bộ.

Hiện nay, Bộ Khoa học và Công nghệ đang cơ cấu lại các chương trình KHCN cấp quốc gia, trong đó Bộ sẽ tiếp tục triển khai chương trình KHCN phục vụ phát triển bền vững vùng ĐBSCL đến năm 2030. Với mục tiêu cao nhất là cung cấp các luận cứ khoa học cho việc hoạch định và thực hiện chiến lược, chính sách phát triển bền vững ĐBSCL. Qua đó, đề xuất các giải pháp KHCN liên ngành để thúc đẩy liên kết nội vùng và liên kết vùng. Thời gian tới, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ đẩy mạnh phát triển lĩnh vực KHCN của vùng ĐBSCL, nhằm tạo điều kiện thuận lợi để đưa nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào cuộc sống.

Công nghệ giữ vai trò nền tảng trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

Theo một nghiên cứu của Trường Nông nghiệp (Trường Đại học Cần Thơ), hiện nay, nhu cầu lương thực đang tăng khoảng 2 lần so với năm 2010. Hơn nữa, hiện trạng đất phục vụ canh tác nông nghiệp đã đạt tới giới hạn và đang ở trong tình trạng suy thoái. Nguyên nhân đến từ tình trạng rửa trôi, xói mòn, bạc màu và gần đây là xâm nhập mặn. PGS.TS Lê Văn Vàng, Hiệu trưởng Trường Nông nghiệp cho rằng, thực trạng trên đã đẩy vấn đề an ninh lương thực, an toàn thực phẩm trở nên quan trọng.

PGS.TS Lê Văn Vàng, Hiệu trưởng Trường Nông nghiệp (Trường Đại học Cần Thơ) cho rằng ứng dụng KHCN vào sản xuất nông nghiệp sẽ đáp ứng được yêu cầu về an ninh lương thực, phát triển bền vững. Ảnh: Kim Anh.

PGS.TS Lê Văn Vàng, Hiệu trưởng Trường Nông nghiệp (Trường Đại học Cần Thơ) cho rằng ứng dụng KHCN vào sản xuất nông nghiệp sẽ đáp ứng được yêu cầu về an ninh lương thực, phát triển bền vững. Ảnh: Kim Anh.

Mặt khác trong 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên hiệp quốc có đề cập, đến năm 2030 chấm dứt nạn đói, đảm bảo đầy đủ lương thực, an toàn, bổ dưỡng cho tất cả mọi người. Vì thế, việc đảm bảo nguồn cung cấp lương thực một cách ổn định trong bối cảnh những điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp đang ngày một suy giảm, trở thành thách thức cấp bách mà ngành nông nghiệp nước ta đang phải đối mặt.

PGS.TS Lê Văn Vàng nhận định, ứng dụng KHCN vào sản xuất nông nghiệp sẽ góp phần tối ưu hóa hiệu quả sử dụng đất đai, sản xuất. Đồng thời cũng giảm ảnh hưởng tiêu cực của sản xuất nông nghiệp đến môi trường, đáp ứng được yêu cầu về an ninh lương thực, phát triển bền vững.

Hiện nay, tại một số quốc gia như: Mỹ, Anh, Nhật Bản, Hà Lan, Israel, Trung Quốc… nhờ ứng dụng hiệu quả nông nghiệp công nghệ cao đã tạo nên bước đột phá về năng suất, chất lượng của nông sản. Tại Việt Nam mà cụ thể là vùng ĐBSCL, việc ứng dụng KHCN vào sản xuất tuy còn khá mới mẻ, nhưng đã và đang được đẩy mạnh. Bước đầu đã hình thành các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở TP Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Đồng Tháp, mang lại giá trị gia tăng cao.

Điển hình, Trung tâm ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Đồng Tháp đã chủ động nhân giống bằng phương pháp cấy mô đối với một số loại hoa kiểng để cung cấp cho thị trường. Hay tại tỉnh Hậu Giang, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao quy mô 5.200 ha đang xây dựng được xem là “đầu tàu” để đưa kết quả ươm tạo, nghiên cứu vào sản xuất. Còn theo Sở NN-PTNT tỉnh Bạc Liêu, tỉnh đã có 7 đơn vị đã và đang áp dụng sản xuất nuôi tôm theo mô hình ứng dụng công nghệ cao với diện tích khoảng 800ha.

Thu hoạch tôm tại một trại nuôi công nghệ cao ở tỉnh Sóc Trăng. Ảnh: Kim Anh.

Thu hoạch tôm tại một trại nuôi công nghệ cao ở tỉnh Sóc Trăng. Ảnh: Kim Anh.

Để phát triển nguồn nhân lực phục vụ tiến trình đưa KHCN vào sản xuất nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ đã mở chương trình đào tạo nông nghiệp công nghệ cao. Để chuẩn bị cho chương trình đào tạo này, trường đã dành 5 năm khảo sát, tham vấn các ý kiến của các đơn vị chuyên môn, đối tác trong và ngoài nước.

Để nông nghiệp công nghệ cao phát triển hiệu quả và bền vững, PGS.TS Lê Văn Vàng đề xuất cần 4 yếu tố: sản xuất nông nghiệp, công nghệ thông tin, công nghệ khác (bao gồm công nghệ sinh học, cơ giới hóa, tự động hóa, công nghệ điều khiển) và quản trị sản xuất. Trong đó, công nghệ giữ vị trí nền tảng. Công nghệ thông tin là bắt buộc trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, có vai trò kết nối và tổ chức sản xuất. Nếu không có công nghệ việc thực hiện sản xuất theo hướng nông nghiệp công nghệ cao sẽ gặp khó khăn thậm chí là kém hiệu quả. Bên cạnh đó, việc ứng dụng cơ giới hóa, tự động hóa vào trong sản xuất nông nghiệp sẽ đảm bảo ổn định chất lượng của nông sản.

Xem thêm
Trà Vinh kết thúc hoạt động 8 Đảng đoàn, 3 Ban cán sự Đảng

Tỉnh này đã họp bàn tinh gọn tổ chức bộ máy, kết thúc hoạt động 8 Đảng đoàn, 3 Ban cán sự Đảng và thành lập 2 Đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy.

Từ 2025, CSGT có thể khai thác dữ liệu giám sát hành trình người lái xe

Điều 5 của Thông tư quy định việc kiểm soát thông qua hệ thống, phương tiện, thiết bị, cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Nậm Tông hồi sinh giữa lòng núi rừng

Lào Cai Giữa sương mai bồng bềnh, Nậm Tông thức giấc trong ánh vàng dịu nhẹ, những mái nhà mới khoác màu đất ấm áp vẽ nên bức tranh hồi sinh kỳ diệu.