| Hotline: 0983.970.780

Trồng dưa lưới công nghệ cao rộng đầu ra, mở hướng cho nông dân An Giang

Thứ Hai 24/10/2022 , 08:26 (GMT+7)

An Giang Mô hình canh tác dưa lưới trong nhà kính, ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt đang mang lại hiệu quả kinh tế cao, mở hướng phát triển mới cho nông dân An Giang.

Vườn dưa lưới công nghệ cao Giving’s Farm tại phường Mỹ Hòa, TP Long Xuyên (An Giang) được sản xuất theo hướng VietGAP rộng 1.500 m2 do anh Hồ Thiện Hải làm chủ. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Vườn dưa lưới công nghệ cao Giving’s Farm tại phường Mỹ Hòa, TP Long Xuyên (An Giang) được sản xuất theo hướng VietGAP rộng 1.500 m2 do anh Hồ Thiện Hải làm chủ. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hiện nay do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, sâu bệnh xuất hiện nhiều vì vậy nhiều nông dân, HTX và doanh nghiệp ở An Giang có điều kiện về mặt kinh tế đã mạnh dạn đầu tư nhà màng trồng dưa lưới. Bình quân một năm có thể trồng từ 4-5 vụ. 

Cách trung tâm TP Long Xuyên không xa, vườn dưa lưới công nghệ cao Giving’s Farm tại phường Mỹ Hòa, TP Long Xuyên (An Giang) được sản xuất theo hướng VietGAP rộng 1.500 m2 do anh Hồ Thiện Hải làm chủ trồng 3.500 dây dưa lưới giống Đài Loan.

Anh Hồ Thiện Hải cho biết: Trồng dưa lưới trong nhà kính phải áp dụng theo một quy trình chuẩn, được kiểm soát chặt chẽ từ khâu chọn hạt giống, bồn cây, theo dõi quá trình sinh trưởng, nước tưới cho đến khi dưa được thu hoạch. Hệ thống nhà kính trồng dưa lưới của Giving’s Farm có ưu điểm vượt trội giúp chắn mưa, nắng, ngăn côn trùng xâm nhập. Bên cạnh đó còn chủ động chế độ dinh dưỡng và do không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật mà chỉ sử dụng phân bón hữu cơ sinh học nên đảm bảo sản phẩm an toàn, giảm chi phí sản xuất.

Nói về giống, anh Hải chia sẻ thêm: Cách trồng dưa lưới trong nhà kính khác với trồng truyền thống trên đất. Tức là ban đầu hạt giống không gieo trực tiếp xuống mặt đất mà được trồng trong giá thể xơ dừa đã qua xử lý giúp cây tránh tiếp xúc nhanh.

Trại sản xuất dưa lưới của anh Hải, bình quân một năm có thể trồng từ 4-5 vụ. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Trại sản xuất dưa lưới của anh Hải, bình quân một năm có thể trồng từ 4-5 vụ. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Trồng dưa lưới rất nhẹ công chăm sóc, vì tất cả quy trình đã được thực hiện bằng máy. Về kỹ thuật tưới nước cho dưa lưới, phải dùng hệ thống tưới nhỏ giọt tự động ứng dụng từ công nghệ thủy canh Israel. Nước được tưới nhỏ giọt đến từng gốc cây nên rất hiệu quả, giúp cây khỏe mạnh và ít sâu bệnh. Kỹ thuật tưới này đã quản lý chặt chẽ lượng nước tưới cho cây. Quy trình được lập trình sẵn với chu kỳ 10-13 lần/ngày và mỗi lần tưới là 2 phút. Mô hình đã góp phần tích cực trong tiết kiệm lượng nước so với cách tưới thông thường đến 80% lượng nước.

Tuy nhiên, lúc dây ở giai đoạn ra tược phải chú ý đến việc tỉa những lá úa ở gốc và tất cả những chèo (chồi), vì lá úa và chèo sẽ hút hết chất dinh dưỡng làm cho cây kém phát triển.

Anh Hải tính toán chi phí giống, chất dinh dưỡng, nhân công khoảng 45 triệu đồng/1.000m2, còn nhà lưới thì 5 năm sau mới bảo trì nên bảo đảm người tham gia sản xuất sẽ có lời.

Thông thường trong khâu tưới, đều được hòa phân vào nước rồi theo hệ thống tưới nhỏ giọt cung cấp dinh dưỡng cho cây phát triển. Hệ thống tưới tự động tưới chính xác cho mỗi cây nên dưa phát triển đồng đều.

Khi dưa bắt đầu cho trái, tốt nhất mỗi gốc dưa lưới chỉ để lại 1 trái để nuôi và thường xuyên cắt tỉa lá, nhánh để cây tập trung dinh dưỡng vào nuôi trái tròn đẹp đạt loại nhất cao.

Theo anh Hải, bình quân dưa lưới có thể trồng từ 4-5 vụ/năm. Dưa lưới từ khi trồng đến thu hoạch là 75 ngày, năng suất trung bình từ 2,5-3 tấn/1.000m2/vụ, với giá bán hiện nay từ 45.000 - 50.000 đồng/kg, trừ chi phí lợi nhuận thu về từ 40-50 triệu đồng/vụ/1.000m2.

Dưa lưới từ khi trồng đến thu hoạch là 75 ngày, năng suất trung bình từ 2,5-3 tấn/1.000m2/vụ, với giá bán hiện nay từ 45.000 - 50.000 đồng/kg, trừ chi phí lợi nhuận thu về từ 40-50 triệu đồng/vụ/1.000m2. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Dưa lưới từ khi trồng đến thu hoạch là 75 ngày, năng suất trung bình từ 2,5-3 tấn/1.000m2/vụ, với giá bán hiện nay từ 45.000 - 50.000 đồng/kg, trừ chi phí lợi nhuận thu về từ 40-50 triệu đồng/vụ/1.000m2. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Điều đáng mừng dưa lưới trồng theo hướng VietGAP của anh Hải, sau khi thu hoạch, dưa được tiêu thụ cho các cửa hàng bán trái cây hay siêu thị mini ở trong tỉnh An Giang và TP.HCM.

Theo bà Huỳnh Đào Nguyên, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông An Giang, dưa lưới hiện là loại trái cây mới, ngon, ngọt được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng, là loại dưa được trồng với phương pháp bán thủy canh trong nhà kính để thích nghi trong điều kiện biến đổi khí hậu. Những năm gần đây, ngành nông nghiệp An Giang khuyến khích nông dân, HTX và doanh nghiệp cần phát triển mô hình canh tác dưa lưới trong nhà kính. Xem đây là mô hình nông nghiệp công nghệ cao, bền vững và tạo ra sản phẩm chất lượng, an toàn thực phẩm mà còn góp phần nâng cao thu nhập cho người sản xuất.

Trồng dưa lưới rất nhẹ công chăm sóc, vì tất cả quy trình đã được thực hiện bằng máy. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Trồng dưa lưới rất nhẹ công chăm sóc, vì tất cả quy trình đã được thực hiện bằng máy. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hiện nay dưa lưới trồng theo hướng an toàn, tuy giá có cao hơn gấp 7-8 lần so với trồng dưa hấu ngoài đồng ruộng, nhưng được thị trường chấp nhận giúp đầu ra cho nông dân luôn ổn định.

Xem thêm
‘Đòn bẩy’ nuôi gà thả đồi

Mô hình liên kết nuôi gà thịt gắn với tiêu thụ tại Hoài Ân là ‘đòn bẩy’ thúc đẩy chăn nuôi gà thả đồi giai đoạn 2022 - 2026 theo chính sách khuyến khích của Bình Định.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Dư địa lớn để Sơn La sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

Với trên 210 nghìn ha trồng trọt, tỉnh Sơn La mới chỉ có hơn 51ha trồng rau trong nhà màng công nghệ cao, chiếm 0,02% tổng diện tích.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.