| Hotline: 0983.970.780

Xanh lại đất dốc Tây Bắc

'Ngọn hải đăng' nông nghiệp công nghệ cao Tây Bắc

Thứ Năm 01/09/2022 , 09:15 (GMT+7)

SƠN LA Với nhiệm vụ trở thành trung tâm phát triển nông nghiệp công nghệ cao vùng Tây Bắc, Sơn La đã có kế hoạch triển khai 8 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Empty

Tỉnh Sơn La được giao nhiệm vụ trở thành trung tâm phát triển nông nghiệp công nghệ cao vùng Tây Bắc. Ảnh: Tùng Đinh.

Bài liên quan

Theo Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10/2/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, tỉnh Sơn La đã được giao nhiệm vụ trở thành trung tâm phát triển nông nghiệp công nghệ cao vùng Tây Bắc, trong đó có nhiệm vụ xây dựng khu nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Mộc Châu.

Theo ông Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La, địa phương đã xây dựng lộ trình, ban hành các văn bản chỉ đạo cũng như lên kế hoạch tổ chức, triển khai thực hiện và từng bước xây dựng vùng nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh. Cụ thể, Sơn La đã triển khai 8 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại các huyện Mộc Châu, Mai Sơn, Sông Mã. Mỗi khu nông nghiệp sẽ chuyên canh từng loại cây trồng và sản xuất nông nghiệp khác nhau.

Empty

Ông Nguyễn Thành Công chia sẻ về tiềm năng phát triển nông nghiệp công nghệ cao của Sơn La tại Ngày hội nhãn Sông Mã năm 2022. Ảnh: Phạm Hiếu.

“Vừa qua, Sơn La đã ký quyết định công nhận vùng nông nghiệp công nghệ cao cho sản phẩm chè Mộc Châu. Tới đây, sẽ là các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt, điển hình như Sông Mã. Sông Mã là huyện có diện tích trồng nhãn hơn 7.480ha, sắp tới sẽ được xây dựng khu nông nghiệp công nghệ cao để làm nòng cốt phục vụ các nhu cầu đầu vào cho sản xuất từng loại cây trồng, từ giống đến quy trình kỹ thuật đáp ứng các tiêu chuẩn sản xuất an toàn”, ông Nguyễn Thành Công cho biết.

Theo ông Hà Như Huệ, Giám đốc Sở NN-PTNT Sơn La, thời gian tới, tỉnh sẽ tập trung đầu tư nguồn nhân lực có trình độ; hoàn thành các dự án khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đảm bảo cơ sở hạ tầng nghiên cứu và nhân lực để triển khai các dự án, đề tài nghiên cứu.

Empty

Tới đây, Sơn La sẽ công nhận các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất các cây trồng chủ lực, điển hình như huyện Sông Mã. Ảnh: Phạm Hiếu.

Đồng thời, tỉnh sẽ làm chủ các công nghệ tiên tiến, khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động phổ biến, chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ KH-KT trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản; phòng trừ sâu bệnh hại và thực hiện bảo quản, chế biến các sản phẩm nông nghiệp; chú trọng nghiên cứu và phát triển công nghệ dựa trên tình hình sản xuất thực tiễn để nâng cao chất lượng sản phẩm, giá trị nông sản, tăng khả năng cạnh tranh.

Mặc dù vậy, theo ông Nguyễn Thành Công, trong quá trình sản xuất, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, cũng như các tỉnh Tây Bắc khác, việc hình thành các vùng trồng tập trung của Sơn La đang gặp nhiều khó khăn.

Bên cạnh đó, sự đồng đều trong nhận thức, trong tổ chức triển khai thực hiện, đặc biệt là ứng dụng KH-CN tại vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng biên giới chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Đặc biệt là trong bối cảnh việc ứng dụng tiến bộ KH-KT, công nghệ 4.0 vào nông nghiệp cần được từng bước triển khai và chuyển giao cho bà con đồng bào thiểu số.

Empty

Sơn La đang khuyến khích, thu hút đầu tư của doanh nghiệp nhằm tạo sức bật mới cho khoa học công nghệ nông nghiệp của tỉnh. Ảnh: Phạm Hiếu.

“Hiện nay, bà con vùng sâu vùng xa đã dần quen với việc sử dụng điện thoại thông minh. Đây là điều kiện để hướng dẫn bà con các giải pháp canh tác, tiêu thụ nông sản, kết nối thị trường. Bên cạnh đó, Sơn La cũng cần hình thành mạng lưới công nghệ thông tin chuyên sâu, đưa các sản phẩm nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, chứng minh được nguồn gốc, chất lượng, vùng trồng để đảm bảo sản phẩm an toàn”, ông Lê Thành Công đánh giá.

Hiện nay, toàn tỉnh Sơn La đã được cấp 220 mã số vùng trồng với diện tích hơn 4.840ha cây ăn quả và 33 cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu. Toàn tỉnh cũng có trên 500 cơ sở, nhà máy chế biến nông sản, 702 HTX nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản. Trong đó có trên 30% HTX có ứng dụng công nghệ tưới nước tiết kiệm nước, nhà lưới, nhà kính, áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt.

Sơn La hiện có gần 100 doanh nghiệp, HTX cung ứng thực phẩm an toàn áp dụng có hiệu quả hệ thống truy xuất nguồn gốc bằng tem điện tử thông minh Qr-Code bằng tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.

Xem thêm
3 đề án bao trùm ngành chăn nuôi bắt đầu đi vào đời sống

Chiều 3/5, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị triển khai một số đề án ưu tiên thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045.

Tiêu hủy hơn 15.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc

Ngày 3/5, tại phường Hải Xuân, TP Móng Cái, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện và tiêu hủy hơn 15.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Điều ước của 'tỷ phú mía' xứ Thanh

THANH HÓA Theo ông Trần Ngọc Chế, để nông dân yên tâm gắn bó với cây mía, cần chính sách ưu đãi vay vốn của để mở rộng diện tích và cơ giới hóa đồng bộ.