| Hotline: 0983.970.780

ĐBSCL: Đẩy mạnh công tác thủy lợi bảo vệ cây ăn trái

Thứ Hai 25/11/2019 , 09:22 (GMT+7)

ĐBSCL hiện có khoảng 512 điểm sạt lở bờ sông. Trong đó, có nhiều điểm sạt lở nguy hiểm ven các tuyến sông Cổ Chiên, Hàm  Luông, Hậu… 

Hiện các tỉnh trong khu vực đang thực hiện nhiều giải pháp phòng chống sạt lở bờ sông nhằm bảo vệ tài sản người dân, nhất là vườn cây ăn trái. Ven các tuyến sông này chủ yếu là dãy cù lao, người dân trồng nhiều loại cây ăn trái đặc sản có giá trị kinh tế cao như sầu riêng, chôm, mít Thái, bưởi Năm Roi, nhãn Ido…với diện tích và sản lượng đứng đầu cả nước.

Chợ Lách: Gần 90% vườn cây trái có đê bao bảo vệ

Huyện Chợ Lách (Bến Tre) nằm dọc theo sông Hàm Luông và Cổ Chiên, hàng năm chịu ảnh hưởng mặn sâu vào huyện khoảng 70% diện tích từ tháng 1 đến tháng 6, triều cường ảnh hưởng diện tích toàn huyện từ tháng 8 đến tháng 12. Hệ thống sông chằng chịt là lợi thế về giao thông thủy cho phát triển sản xuất và giao thương của huyện. Tuy nhiên, theo Phòng NN-PTNT huyện Chợ Lách việc đầu tư các công trình đê bao rất tốn kém về kinh phí. Trong khi đó, mực nước đỉnh triều ngày càng cao (cao nhất là dương 2.06 m năm 2019).

Vườn cây được bảo vệ tốt.

Những năm qua huyện Chợ Lách đẩy mạnh việc xây dựng hệ thống đê bao bảo vệ vườn cây ăn trái. Đến cuối năm 2018 hơn 9.248 ha đất nông nghiệp (chiếm 88,4%) đã có đê bao bảo vệ. Trong đó, công trình đê, bờ bao có khả năng chống lũ tốt với cao trình  dương 2,5m thì toàn huyện có 105,7 km đê, ngăn lũ với diện tích 4.985 ha. Công trình đê, bờ bao có khả năng chống lũ ở mức vừa với cao trình  dương 2,2 m, đến nay huyện có 76,77 km  đê với diện tích bảo vệ là 1.611 ha. Còn công trình bờ bao khả năng chống lũ kém, cao trình ở mức dương 2 m thì huyện còn 60 km bờ bao với diện tích bảo vệ 2.652 ha.

Thông tin thêm về các khu vực xung yếu và phương án bảo vệ, ông Trần Hữu Nghị, Phó Trưởng phòng NN-PTNT huyện Chợ Lách cho biết: Đối với khu vực sạt lở khoảng 450 m tại tuyến đê bao cồn Phú Đa xã Vĩnh Bình đoạn gần bến phà Phú Đa (phía bờ Bắc giáp Chợ Lách) thì đến nay người dân đã dân tự tôn cao.

Các cồn Phú Bình xã Vĩnh Bình, Bình An xã Hòa Nghĩa, Cái Gà xã Long Thới, An Lương xã Hòa Nghĩa- Long Thới, cồn Lát, cồn Kiến, cồn Bùn xã Tân Thiềng đê bao bằng đất đã đầu tư nhiều năm nay khá mỏng. Đối với các khu vực này, huyện vận động người dân thực hiện tôn cao bằng xáng dây dài 35km đê, riêng các khu vực ao nuôi tập trung, các doanh nghiệp nuôi đã chủ động bảo vệ.

Các khu vực bờ bao nhà nước và nhân dân cùng làm (1.611 ha) và bờ bao vườn hộ dân (2.652 ha) cao trình thấp, khả năng chống lũ yếu. Chúng tôi tiếp tục vận động người dân gia cố tôn cao, mặt khác kiến nghị các ngành cần nâng cấp, mở rộng mới đảm bảo an toàn chống lũ. Riêng cồn Phú Đa, hiện đã triển khai gói hỗ trợ khẩn cấp của Chính phủ với kinh phí khoảng 44 tỷ đồng.

Thi công kè bảo vệ đê tại cồn Phú Đa.

Cai Lậy: Thi công 32 công trình thủy lợi

Mùa lũ năm 2019, tình hình sạt lở trên địa bàn huyện Cai Lậy (Tiền Giang) diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến sinh hoạt, sản xuất của người dân. Nhất là hoạt động thâm canh cây sầu riêng. Theo Phòng NN-PTNT huyện Cai Lậy, toàn huyện có 50 điểm sạt lở với tổng chiều dài trên 1,2 km, ước kinh phí xử lý gần 22 tỷ đồng. Nhiều đoạn đê bao bị sạt lở gần nửa mặt đê ảnh hưởng lưu thông, nguy cơ gây ngập úng các vườn cây ăn trái, nhà ở của người dân.

Chị Huỳnh Thị Liên ở ấp 12, xã Long Trung, huyện Cai Lậy nói: "Những năm gần đây, tuyến Đông sông Trà Tân liên tục xuất hiện các điểm sạt lở khiến việc lưu thông, vận chuyển hàng hóa qua khu vực này hết sức khó khăn. Cách đây trên 4 tháng, một đoạn đê trước nhà tôi đã sụp xuống sông, lấn sâu vào sân nhà”.

Để chủ động bảo vệ vườn cây, nhà cửa của người dân năm nay, huyện Cai Lậy đã thi công 32 công trình thủy lợi, xử lý sạt lở, gia cố đê bao với kinh phí đầu tư trên 20,8 tỷ đồng. Trước mùa mưa, lũ năm 2019, huyện Cai Lậy cũng đã chi ngân sách dự phòng khắc phục 9 điểm sạt lở đê bao tại các xã Phú An, Long Trung, Hội Xuân… với kinh phí đầu tư trên 7 tỷ đồng. Sau đợt triều cường cuối tháng 9 và đầu tháng 10/2019, tại các xã phía Nam Quốc lộ 1A, chính quyền địa phương đã vận động người dân cùng gia cố các tuyến đê bao xung yếu, phòng ngừa nguy cơ ngập úng, có biện pháp chăm sóc, bảo vệ vườn cây ăn trái.

Ném cát lấp hố xói đáy sông gần chân đê chống sạt lở.

Ông Ngô Tấn Lâm, một nhà vườn tại xã Tam Bình, huyện Cai Lậy nói: “Để chủ động bảo vệ vườn sầu riêng, tôi cũng như nhiều hộ ở đây đã thuê xáng múc gia cố đê bao cho chắc. Mình bây giờ tự chủ tình hình nước, vườn nào cũng phải đê bao hết. Vườn của tôi sát bờ sông nên đã tự lo”.

Xem thêm
Báo chí phải phản ánh hào khí và sức vươn lên của dân tộc

Kỷ nguyên mới đặt ra yêu cầu nhiệm vụ mới, cao hơn đối với báo chí cách mạng, đòi hỏi báo chí cũng phải phát triển tương xứng, vươn mình cùng dân tộc, xứng tầm nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại.

Lai Vung tỏa sáng Ngày hội tôn vinh nghề truyền thống

Đồng Tháp Ngày hội tôn vinh Nghề truyền thống không chỉ là sự kiện giao lưu văn hóa mà là nền tảng xây dựng huyện Lai Vung hiện đại, văn minh và mang bản sắc đậm đà.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Trường Sơn: Hương tóc, hương rừng

Những ngày cuối năm, đồng bào PaKô, Vân Kiều thôn Trăng – Tà Puồng, mang a chói (gùi) sau lưng, lũ lượt vào rừng hái bồ kết đem về phơi khô, bán cho thương lái...