| Hotline: 0983.970.780

ĐBSCL

Gia cố đê bao bảo vệ an toàn lúa thu đông

Thứ Hai 03/08/2020 , 07:01 (GMT+7)

Các địa phương ĐBSCL đã chủ động tăng cường gia cố tuyến đê bao nhằm bảo vệ an toàn lúa thu đông, nhất là thời điểm xảy ra lũ đầu vụ và lũ chính vụ.

Các địa phương đã tăng cường gia cố các tuyến đê bao nhằm bảo vệ vụ lúa thu đông thắng lợi. Ảnh: Hoàng Vũ.

Các địa phương đã tăng cường gia cố các tuyến đê bao nhằm bảo vệ vụ lúa thu đông thắng lợi. Ảnh: Hoàng Vũ.

Tăng cường gia cố 

Theo dự báo của cơ quan khí tượng thủy văn, mùa lũ năm nay ở mức thấp, thuận lợi cho việc sản xuất lúa thu đông (TĐ) 2020.

Đồng thời, giá bán lúa thương phẩm vụ đông xuân và hè thu khá cao, nên lợi nhuận sản xuất lúa cũng tăng cao và nhiều dự báo cho thấy giá lúa vẫn ổn định ở các mùa vụ tới trong năm. Điều này đã tạo động lực cho nông dân mạnh dạn đầu tư cho vụ lúa TĐ.

Trước khi vào vụ, Bộ NN-PTNT đã tổ chức hội nghị với các địa phương trong vùng, đề ra 2 phương án sản xuất lúa TĐ, với diện tích tương ứng là 750 nghìn ha và 800 nghìn ha.

Trong đó, phương án sản xuất 800 nghìn ha là hợp lý, vừa tận dụng được các lợi thế về thời tiết, nguồn nước, giá cả, vừa tăng được sản lượng để bù đắp cho các lĩnh vực khác của ngành nông nghiệp bị ảnh hưởng do dịch bệnh. Tăng diện tích nhưng các địa phương phải đảm bảo diện tích sản xuất lúa TĐ an toàn trong vùng đê bao kiểm soát lũ.

Các địa phương đã tăng cường gia cố các tuyến đê bao nhằm bảo vệ vụ lúa thu đông thắng lợi. Ảnh: Hoàng Vũ.

Các địa phương đã tăng cường gia cố các tuyến đê bao nhằm bảo vệ vụ lúa thu đông thắng lợi. Ảnh: Hoàng Vũ.

Theo Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam, vùng ĐBSCL có 4.130 ô bao kiểm soát lũ với diện tích hơn 1 triệu ha, trong đó có các ô bao kiểm soát lũ an toàn là 3.656 ô bao, với diện tích 903 nghìn ha. Ô bao kiểm soát lũ mất an toàn 352 ô bao, với diện tích 92 nghìn ha. Ô bao bị tràn 122 ô bao, với diện tích 28 nghìn ha.

Thời vụ TĐ với phương án gieo trồng 800 nghìn ha phân theo vùng ngập sâu, ngập nông và vùng ven biển.

Cụ thể, vùng ngập sâu (vùng thượng),  vùng Đồng Tháp Mười và một phần Tứ giác Long Xuyên gồm: An Giang, Đồng Tháp, Long An, Kiên Giang. Thời vụ xuống giống vụ TĐ trong cơ cấu 3 vụ sẽ xuống giống vào cuối tháng 6, nửa đầu tháng 7, kết thúc xuống giống vào 20/8, với tổng cộng 448 nghìn ha.

Nhiều địa phương đã đầu tư kiên cố hóa hệ thống bơm tưới, nhằm chủ động bảo vệ lúa thu đông, nhất là thời điểm lũ đầu vụ và lũ chính vụ. Ảnh: Hoàng Vũ.

Nhiều địa phương đã đầu tư kiên cố hóa hệ thống bơm tưới, nhằm chủ động bảo vệ lúa thu đông, nhất là thời điểm lũ đầu vụ và lũ chính vụ. Ảnh: Hoàng Vũ.

Vùng ngập nông (vùng giữa): vùng phù sa ngọt Sông Tiền, Sông Hậu, gồm: Cần Thơ, Vĩnh Long, Hậu Giang, Tiền Giang, là vùng tương đối thuận lợi cho sản xuất 3 vụ, không bị ảnh hưởng của ngập lũ, do vậy cần tập trung chỉ đạo đúng lịch thời vụ sản xuất. Thời vụ xuống giống vụ TĐ vào đầu tháng 7 kết thúc xuống giống vào 10/8, với tổng diện tích 205 nghìn ha.

Vùng ven biển (vùng hạ), gồm: Trà Vinh, Bến Tre, Sóc Trăng, Bạc Liêu. Thời vụ xuống giống vụ TĐ vào cuối tháng 7 đầu tháng 8, kết thúc xuống giống vào 30/8, tổng diện tích 147 nghìn ha.

Tại An Giang, ông Phạm Thành Tâm, Phó trưởng phòng NN-PTNT huyện An Phú cho biết: An Phú là huyện nằm đầu nguồn, giáp biên giới Campuchia, thường bị ảnh hưởng lũ về rất sớm. Tuy nhiên, theo dự báo của ngành chức năng, năm nay lũ về muộn khoảng 1 tháng và mực nước không cao như 5 năm về trước.

Nhờ vậy, có điều kiện thuận lợi, nông dân trên địa bàn đã thu hoạch xong lúa HT đạt 95% diện tích của huyện đều cho năng suất cao.

Để tiếp tục xuống giống vụ lúa TĐ, ngành nông nghiệp khuyến cáo người dân tranh thủ vệ sinh đồng ruộng và tuân thủ theo lịch xuống giống vụ lúa TĐ từ ngày 1/8-15/9 sẽ gieo sạ với diện tích toàn huyện khoảng 5.000 ha và 3.000 hoa màu.

Để vụ lúa TĐ ăn chắc, ngành nông nghiệp An Phú khuyến cáo nông dân xuống giống tập trung trong 3 tiểu vùng có đê bao an toàn, chống lũ tốt, song song đó cũng tăng cường gia cố, sung yếu đê bao những nơi chưa an toàn và nâng cấp các trạm bơm điện nhằm phục vụ tiêu úng để đề phòng khi có sự cố xảy ra.

Đặc biệt khuyến cáo người dân không sản xuất lúa ở nơi có đê bao không đảm bảo, mà nơi đó chuyển sang trồng các loại cây thủy canh hoặc nuôi trồng thủy sản để tăng thu nhập trong mùa lũ.

Tỉnh An Giang đã đầu tư các hệ thống bơm điện tại các ô đê bao khép kín, giúp bảo vệ lúa thu đông an toàn. Ảnh: Hoàng Vũ.

Tỉnh An Giang đã đầu tư các hệ thống bơm điện tại các ô đê bao khép kín, giúp bảo vệ lúa thu đông an toàn. Ảnh: Hoàng Vũ.

Xã Phú Hội, huyện An Phú là xã có vùng đất thấp, giáp với nước bạn Campuchia, mỗi khi lũ về thường gây thiệt hại nặng cho sản xuất nông nghiệp, nhất là vụ lúa TĐ.

Nhưng 3 năm nay địa phương này được ngành nông nghiệp tỉnh quan tâm đầu tư các đê bao kiên cố, khép kín để phục vụ sản xuất lúa TĐ và rau màu một cách an toàn.

Bên cạnh đó, ý thức người dân được nâng cao, không còn tự phát gieo sạ lúa TĐ ngoài đê bao. Tuy có những năm dự báo lũ thấp cũng không xuống giống mà chuyển sang nuôi thủy sản hay trồng rau thủy canh để tăng thu nhập.

Bà Lê Huệ Yến, Bí thư, Chủ tịch UBND xã Phú Hội cho biết: Theo dự báo năm nay lũ có khả năng về muộn, nhưng địa phương không chủ quan mà thường xuyên vận động người dân xuống giống tuân thủ theo lịch thời vụ của ngành nông nghiệp đưa ra và sản xuất lúa trong đê bao an toàn để tránh thiệt hại.

Hiện nay, toàn xã đang xuống giống lúa TĐ với diện tích trên 2.000 ha, đạt 70% diện tích xuống giống đều nằm trong đê bao kiểm soát lũ an toàn.

Sẽ có vụ lúa tiếp theo trúng mùa

Theo Sở NN-PTNT Cần Thơ, đến cuối tháng 7/2020 lúa vụ TĐ trên địa bàn xuống giống 67 nghìn ha, vượt 13% so với kế hoạch. Lúa đang phát triển tốt, ít sâu bệnh hại. Ở các huyện Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh lúa gieo sạ sớm đang gai đoạn đẻ nhánh, lúa làm đòng, trổ, dự kiến đến đầu tháng 9 sẽ bắt đầu thu hoạch.

Trong cơ cấu lúa vụ TĐ chủ yếu các giống lúa như: OM5451 chiếm 80% và chiếm tỷ lệ ít hơn có IR50404. Riêng các giống lúa OM chất lượng cao sản xuất tại các cánh đồng lớn được các DN đặt giá mua lúa tươi 5.400 đ/kg.

Nông dân ĐBSCL tích cực chăm sóc lúa thu đông, với kỳ vọng sẽ có vụ lúa thứ 3 liên tiếp trong năm vừa trúng mùa vừa trúng giá. Ảnh: Hoàng Vũ.

Nông dân ĐBSCL tích cực chăm sóc lúa thu đông, với kỳ vọng sẽ có vụ lúa thứ 3 liên tiếp trong năm vừa trúng mùa vừa trúng giá. Ảnh: Hoàng Vũ.

Vụ lúa TĐ được nông dân Cần Thơ đặt nhiều kỳ vọng trúng mùa, trúng giá như 2 vụ lúa đầu trong năm. Hoạt động mua bán, tiêu thụ lúa từ vụ ĐX đến nay khá ổn định, nông dân có lãi. Giá lúa tươi vụ ĐX 2019-2020 trung bình từ 4.400-5.000 đ/kg, còn vụ HT vừa qua, các giống lúa OM vẫn giữ giá, lúa tươi từ 4.600-5.100 đồng/kg.

Trong tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, vùng SX lúa ở Cần Thơ vẫn giữ nhịp độ sản xuất ổn định, sản lượng lúa dồi dào với mục tiêu cả năm luôn đạt trên 1,5 triệu tấn, tăng cả về năng suất, chất lượng tạo chuyển biến rõ rệt hơn so với nhiều năm qua.

TP Cần Thơ hiện tổ chức, duy trì hoạt động SX lúa trên 120 cánh đồng lớn trong vụ ĐX và HT, với gần 132 nghìn ha/vụ. Để chủ động trước tình hình thị trường xuất khẩu, theo dự báo của Sở Công Thương TP Cần Thơ, các HTX nông nghiệp và DN kinh doanh xuất khẩu lúa gạo cần mở rộng vùng SX có liên kết chặt chẽ trong sản xuất và tiêu thụ lúa từ nay đến cuối năm.

Diện tích lúa TĐ ĐBSCL năm nay là 800 nghìn ha vừa tận dụng được các lợi thế về thời tiết, nguồn nước, giá cả, vừa tăng được sản lượng để bù đắp cho các lĩnh vực khác. Ảnh: Hoàng Vũ.

Diện tích lúa TĐ ĐBSCL năm nay là 800 nghìn ha vừa tận dụng được các lợi thế về thời tiết, nguồn nước, giá cả, vừa tăng được sản lượng để bù đắp cho các lĩnh vực khác. Ảnh: Hoàng Vũ.

Tỉnh Kiên Giang cũng đã thu hoạch dứt điểm vụ Mùa và ĐX 2019-2020, với tổng diện tích trên 352 nghìn ha, sản lượng thu hoạch hơn 2,4 triệu tấn, lúa chất lượng cao chiếm trên 97% diện tích gieo trồng. Tỉnh cũng đã xây dựng được 34 cánh đồng lớn, liên kết sản xuất lúa gắn với bao tiêu sản phẩm, diện tích trên 19 nghìn ha.

Đến thời điểm này, Kiên Giang cũng đã hoàn thành kế hoạch gieo sạ 284 nghìn ha lúa HT, nhiều nơi đã bước vào thu hoạch rộ.

Vụ lúa TĐ 2020, tỉnh Kiên Giang sẽ xuống giống 72 nghìn ha, hiện đã gần kết thúc lịch gieo sạ, lúa đang phát triển tốt. Ngành nông nghiệp Kiên Giang kỳ vọng sẽ kết thúc năm lương thực 2020 thắng lợi, với tổng sản lượng thu hoạch đạt gần 4,38 triệu tấn, tăng 1,93% so với kế hoạch và tăng 2,01% so với năm 2019.  

Ông Nguyễn Sĩ Lâm, GĐ Sở NN-PTNT An Giang, cho biết: Hiện nay tỉnh đã cơ bản thu hoạch lúa HT đạt 85% diện tích và đang tiếp tục xuống giống vụ TĐ. Vụ lúa TĐ 2020, An Giang có tổng số 643 tiểu vùng, trong đó có 421 tiểu vùng có đê bao triệt để với diện tích khoảng 194 nghìn ha.

Dự kiến, kế hoạch diện tích xuống giống vụ TĐ 2020 toàn tỉnh gần 180 nghìn ha và 16 nghìn ha rau màu, nuôi trồng thủy sản mùa lũ.

Bên cạnh đó những diện tích đê bao không an toàn hoặc ngoài đê bao, An Giang khuyến cáo không cho người dân xuống giống mà thực hiện xả lũ cho 26 tiểu vùng, rải rác ở các huyện, như: Tri Tôn, Châu Phú, TX Tân Châu, Tịnh Biên, Phú Tân…

Xem thêm
Đề xuất tăng chi ngân sách cho giáo dục, y tế

Nếu thực hiện tự chủ, các bệnh viện và trường đại học công lập có thể tăng viện phí hoặc học phí lên cao, khiến người bệnh, người học phải chi trả nhiều tiền hơn.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Xuất hiện vết nứt trên núi Phú Gia, di dời khẩn cấp hàng chục hộ dân

THỪA THIÊN - HUẾ Trên núi Phú Gia xuất hiện vết nứt dài khoảng 50m, đã có 1 điểm lở xuống phía dưới, độ cao khoảng 20m có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, tài sản người dân.

Người phụ nữ 'biến đổi' vùng đất nghèo thành vườn rau bội thu

SƠN LA Bà Luyến, một nông dân ngụ cư, đã nỗ lực thay đổi bản Tự Nhiên từ vùng đất nghèo khó thành điểm sáng nông nghiệp sạch, mang lại cuộc sống ấm no cho cộng đồng.