| Hotline: 0983.970.780

ĐBSCL mất 300 - 500ha đất mỗi năm do sạt lở

Thứ Bảy 15/06/2024 , 08:00 (GMT+7)

Đầu năm đến nay, hàng loạt vụ sạt lở bờ sông, bờ biển xảy ra ở vùng ĐBSCL, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, sinh hoạt và giao thông đi lại của người dân.

Vốn là khu vực trọng yếu về an ninh lương thực của quốc gia, những năm qua, ĐBSCL đóng góp khoảng 18% GDP cả nước, hơn 94% tổng lượng gạo xuất khẩu, gần 60% kim ngạch xuất khẩu thủy sản và 70% sản lượng trái cây.

Việc triển khai Nghị quyết 120 về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu, góp phần hóa giải nhiều thách thức của vùng trong sản xuất nông nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế nói chung. Ảnh: Kim Anh.

Việc triển khai Nghị quyết 120 về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu, góp phần hóa giải nhiều thách thức của vùng trong sản xuất nông nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế nói chung. Ảnh: Kim Anh.

Thời gian qua, Chính phủ và các bộ ngành đã dành sự quan tâm lớn cho vùng. Nhiều chủ trương, chính sách để tháo gỡ khó khăn, đầu tư hạ tầng để ĐBSCL phát huy thế mạnh, tiềm năng vốn có.

Trong đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 120 về phát triển bền vững vùng ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu. Nghị quyết này đã và đang mang lại nhiều kết quả tích cực, hóa giải các thách thức cho vùng.

Tuy nhiên, trước tác động của biến đổi khí hậu, đồng bằng rất dễ bị “tổn thương” khi đối mặt với hạn hán, xâm nhập mặn, nguồn nước ngầm suy giảm, thiếu nước sinh hoạt, nhất là tình trạng sụt lún, sạt lở đất.

Gần đây nhất, trong hai ngày 27 - 28/5, trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang đã xảy ra liên tiếp 3 vụ sạt lở đất bờ sông, tại xã Đông Phước A, Phú Hữu và thị trấn Ngã Sáu.

Theo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hậu Giang, từ đầu năm đến nay, đã xảy ra 18 điểm sạt lở đất bờ sông, tổng chiều dài hơn 450m. Diện tích mất đất của địa phương này cũng lên đến gần 2.100m2, ước tính thiệt hại trên 2,6 tỷ đồng. Các điểm sạt lở tập trung chủ yếu ở TP Ngã Bảy, huyện Châu Thành và Phụng Hiệp, nguyên nhân chủ yếu do ảnh hưởng dòng chảy.

Hiện trường điểm sạt lở xảy ra tại xã Tân Long, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Ảnh: Kim Anh.

Hiện trường điểm sạt lở xảy ra tại xã Tân Long, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Ảnh: Kim Anh.

Ngành chuyên môn tỉnh đã phát động người dân và chính quyền các địa phương trong tỉnh nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công tác phòng chống thiên tai. Đồng thời, ra quân thực hiện kè sinh thái, rà soát và có phương án nâng cao an toàn cho hệ thống công trình phòng chống thiên tai trên địa bàn.

Bên cạnh đó, Chi cục Thủy lợi tỉnh Hậu Giang đã tổ chức rà soát và cắm biển cảnh báo tại các khu vực, địa điểm có nguy cơ xảy ra sạt lở để đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của người dân.

Năm 2024, tỉnh Hậu Giang được Trung ương phân bổ khoảng 200 tỷ đồng để thực hiện 2 dự án phòng chống, ứng phó cấp bách sạt lở, ổn định đời sống người dân. Đó là Dự án xử lý sạt lở bờ sông Lái Hiếu (TP Ngã Bảy) và Dự án xử lý sạt lở bờ kênh Nàng Mau (huyện Phụng Hiệp).

UBND tỉnh Hậu Giang đang chỉ đạo các cơ quan liên quan đôn đốc nhà thầu, đảm bảo nhân lực, thiết bị, khẩn trương hoàn thành các dự án trong năm 2024. Đặc biệt, đảm bảo chất lượng công trình, sớm ổn định đời sống người dân khu vực sạt lở.

Trong khi đó, tại TP Cần Thơ, diễn biến sạt lở bờ sông cũng khá nghiêm trọng. Từ đầu năm 2024 đến nay, thành phố xảy ra 10 vụ sạt lở làm sụp 10 căn nhà và một nhà kho, thiệt hại hơn 12 tỷ đồng.

Tương tự, tại Cà Mau, từ năm 2011 đến nay, địa phương đã có hơn 350km bờ biển bị sạt lở, làm mất hơn 5.300ha đất sản xuất, đất ở và rừng ngập mặn.

5 tháng đầu năm 2024, vùng U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang cũng đã có 404 điểm sạt lở, hơn 10,3km đường giao thông bị sụt lún, khiến 38 nhà dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Toàn vùng ĐBSCL hiện có trên 800 khu vực sạt lở, với tổng chiều dài hơn 1.000km. Trung bình mỗi năm, ĐBSCL mất từ 300 - 500ha đất do tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển. Riêng trong mùa khô 2024, gần 1.000 tuyến đường, bờ kênh, nhà ở, kho xưởng, cầu giao thông bị hư hỏng, đổ sập do sụt lún, sạt lở.

Trung bình mỗi năm, ĐBSCL mất từ 300 - 500ha đất do tình trạng sạt lở bờ sông. Ảnh: Kim Anh.

Trung bình mỗi năm, ĐBSCL mất từ 300 - 500ha đất do tình trạng sạt lở bờ sông. Ảnh: Kim Anh.

Nhiều tuyến đê biển, đường ven biển trước đây được thiết kế đủ cao độ, nhưng đến nay đã bị thủy triều tràn qua gây ngập. PGS. TS Phan Thanh Bình, nguyên Giám đốc Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh cho biết, ĐBSCL vẫn là vùng đất mới, đất bồi, nền móng yếu. Hiện nay chính sách phát triển bền vững ĐBSCL đã có rất nhiều, tuy nhiên phải toàn diện và khoa học. Các kế sách phải đi vào bản chất, căn cơ, lâu dài, có thể tính đến hàng chục năm và xa hơn là “kế sách trăm năm cho ĐBSCL”.

Xem thêm
Kỷ luật ông Vương Đình Huệ, chưa xem xét kỷ luật ông Võ Văn Thưởng

Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật Cảnh cáo ông Vương Đình Huệ, chưa xem xét, xử lý kỷ luật ông Võ Văn Thưởng do đang điều trị bệnh.

Sở NN-PTNT 13 tỉnh, thành phố vùng Trung bộ ký giao ước thi đua năm 2025

Ninh Thuận Khối thi đua Sở NN-PTNT 13 tỉnh, thành phố vùng Trung bộ đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Hơi ấm cộng đồng giúp người dân Lục Yên gượng dậy sau bão

Yên Bái Vượt qua những đau thương, mất mát do thiên tai càn quét, những ngày này chính quyền và người dân ở huyện Lục Yên đang gượng dậy khôi phục sản xuất, dựng lại nhà ở.