| Hotline: 0983.970.780

ĐBSCL: Nông dân trồng hoa kiểng tết lo âu đầu ra

Thứ Hai 29/11/2021 , 11:03 (GMT+7)

ĐBSCL Thời điểm này, người dân tại ĐBSCL đang tích cực chăm sóc và xuống giống nhiều loại hoa kiểng để chuẩn bị phục vụ tết Nguyên đán nhưng không kém phần lo âu.

Do ảnh hưởng dịch bệnh Covid, năm nay diện tích xuống giống trồng các loại hoa kiểng tết 2022 tại làng hoa Sa Đéc giảm 40%. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Do ảnh hưởng dịch bệnh Covid, năm nay diện tích xuống giống trồng các loại hoa kiểng tết 2022 tại làng hoa Sa Đéc giảm 40%. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Dù rất lo ngại về đầu ra sản phẩm có thể gặp khó do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng nông dân vẫn duy trì sản xuất nhiều loại hoa, kiểng để có nguồn thu nhập dịp tết tới đây.

“Thủ phủ” hoa kiểng trồng lâu đời và có tiếng nào giờ ở miền Tây, đó chính là làng hoa kiểng Sa Đéc (Đồng Tháp) theo hàng năm thời điểm này nông dân tất bật chăm sóc hoa kiểng để phục vụ cho thị trường cuối năm. Nhưng năm nay không khí làng hoa có phần bớt nhộn nhịp hơn và diện tích xuống giống hoa, kiểng giảm đi nhiều.

Ông Lê Văn Khoa, ở xã Tân Khánh Đông, TP Sa Đéc (Đồng Tháp), cho biết: Vụ hoa tết năm nay gia đình đang dồn sức lực xuống giống gần 2.000 chậu hoa cúc và các loại kiểng lá khác để chuẩn bị phục vụ thị trường tết. Năm nay, người trồng hoa kiểng phải đối mặt với nhiều khó khăn trong tìm mua cây giống và nhiều loại vật tư đầu vào mà giá thuê mướn nhân công, phương tiện vận chuyển và nhiều chi phí đầu vào phục vụ sản xuất cũng tăng mạnh. Ðặc biệt, giá nhiều loại phân bón, thuốc BVTV đã tăng hơn gấp đôi so với năm trước.

Do bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, vụ hoa tết năm nay gia đình ông Khoa trồng giảm hơn 700 chậu hoa kiểng so với năm rồi. Tuy nhiên, hiện tại ông vẫn chưa nắm được giá cả bán ra sao. Từ nay đến tết còn vài tháng nữa, mong cho dịch bệnh sớm qua, chợ truyền thống mở cửa người trồng hoa mới vui.

Các giống chủ lực được trồng phục vụ tết ở làng hoa kiểng Sa Đéc như cúc mâm xôi, cúc kim cương, cúc Đài Loan, cúc đồng tiền, hoa hồng... Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Các giống chủ lực được trồng phục vụ tết ở làng hoa kiểng Sa Đéc như cúc mâm xôi, cúc kim cương, cúc Đài Loan, cúc đồng tiền, hoa hồng... Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Còn anh Nguyễn Đức Thọ ở khóm Tân Hiệp, phường Tân Quy Đông, TP Sa Đéc cho biết: Để hoa nở đúng vào dịp tết, cả tuần nay anh đã chuẩn bị xử lý khoảng 2.000 củ lan huệ cánh kép Hà Lan để ra hoa phục vụ thị trường dịp tết. Thường những củ có đường kính 8cm và độ hoành 25cm đạt chuẩn để xử lý ra hoa. Tùy theo kích thước mà giá lan huệ dao động từ 80.000 -120.000 đồng/củ. 

Mỗi năm, anh Nguyễn Đức Thọ cung ứng cho thị trường cả nước khoảng 10.000 củ lan huệ. Ưu điểm của giống hoa này là dễ vận chuyển, ít bị ảnh hưởng đến chất lượng dù thiếu nước trong 1 thời gian dài. Không chỉ có màu sắc đẹp, đa dạng, lan huệ cánh kép Hà Lan được nhiều người chơi ưa chuộng do thời gian hoa nở khá dài khoảng 1 tuần mới tàn.

Bà Nguyễn Thị Ngọc, Trưởng phòng Kinh tế TP Sa Đéc (Đồng Tháp), cho biết: Chỉ còn tháng nữa là bước sang năm mới 2022. Nếu như vào thời điểm này năm trước, người dân trồng hoa tại TP Sa Đéc đã xuống giống hoa kiểng để phục vụ thị trường là 100%. Riêng năm nay, do tình hình dịch bệnh nên mùa hoa tết năm nay người dân chỉ xuống giống khoảng 70ha để phục vụ thị trường tết, diện tích này giảm 35%  so với cùng kỳ các năm trước.

Lịch xuống giống hoa kiểng tết ở làng hoa Sa Đéc được chia ra nhiều đợt. Đợt 1 là 13ha gồm cúc mâm xôi, cúc Kim Cương và hạnh. Đợt 2 xuống giống vào tháng 9 âm lịch gồm cúc Đài Loan, Hồng Tiger, Đồng tiền. Đợt 3 sẽ xuống giống hoa Vạn thọ vào tháng 10 âm lịch.

Người trồng hoa ở TP Cần Thơ rất lo lắng chợ hoa tết năm nay có cho mở cửa bán bình như mọi năm không. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Người trồng hoa ở TP Cần Thơ rất lo lắng chợ hoa tết năm nay có cho mở cửa bán bình như mọi năm không. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Theo bà Ngọc, tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, khó lường, có một số hộ dân có truyền thống sản xuất hoa kiểng phục vụ tết Nguyên đán đã không xuống giống mà chuyển sang sản xuất các loại cây công trình, trang trí nội thất và kiểng cổ bonsai. Bên cạnh đó, các hộ trồng hoa gặp nhiều khó khăn do chi phí sản xuất tăng cao, đi lại chăm sóc hoa kiêng khó khăn, thiếu nhân công lao động và nguồn cung cấp phân phân rơm. Còn về tiêu thụ hoa kiểng tại chỗ hiện tại ở làng hoa Sa Đéc đã giảm trên 75% so với thời điểm trước khi bùng phát dịch bệnh. Các điểm du lịch cộng đồng về hoa kiểng toàn bộ điều đóng cửa.

Tại TP Cần Thơ, hoa kiểng được trồng tại hầu khắp các quận, huyện. Song, tập trung nhiều là tại Làng nghề hoa kiểng Phó Thọ - Bà Bộ thuộc các phường Long Tuyền và Long Hòa, quận Bình Thủy và Làng hoa Tân Long A thuộc xã Tân Thới, huyện Phong Ðiền. Năm nay, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, việc tính toán gieo giống, chăm sóc và canh cho hoa nở đúng thời điểm Tết không hề dễ dàng. Bởi vậy, các hộ phải tập trung chăm sóc từng giai đoạn sinh trưởng của cây để đảm bảo hoa đạt chất lượng và nở đúng dịp tết.

Ông Trần Phúc Hưng, ở ấp Tân Long A, xã Tân Thới, huyện Phong Ðiền, TP Cần Thơ cho biết: Mùa hoa kiểng Tết năm nay gia đình ông sản xuất hơn 6.000 chậu hoa các loại, tập trung chủ yếu là cúc và mai dạ thảo. So với năm trước, năm nay số lượng hoa sản xuất có giảm nhưng vẫn giữ được số lượng khá lớn. Tôi rất mong tới đây chợ hoa tết mở bán bình thường và giá cả đầu ra sản phẩm thuận lợi để gia đình có được nguồn thu nhập nhằm đảm bảo cuộc sống.

Dù khó khăn nhưng nông dân trồng hoa kiểng ở làng hoa kiểng Phó Thọ - Bà Bộ, TP Cần Thơ vẫn nỗ lực để duy trì nghề. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Dù khó khăn nhưng nông dân trồng hoa kiểng ở làng hoa kiểng Phó Thọ - Bà Bộ, TP Cần Thơ vẫn nỗ lực để duy trì nghề. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Ðoàn Hữu Bốn, Giám đốc HTX hoa kiểng Bình An, phường Long Hòa, kiêm Phó Chủ nhiệm Làng nghề hoa kiểng Phó Thọ - Bà Bộ, cho biết: Chưa có năm nào người trồng hoa, kiểng lại gặp khó khăn đủ điều như năm nay. Đù khó khăn nhưng nhiều hộ dân vẫn nỗ lực để duy trì nghề làm hoa kiểng nhưng nhìn chung số lượng hoa kiểng được các hộ dân chuẩn bị để phục vụ tết Nguyên đán 2022 đang giảm rất mạnh so với các năm trước.

Nguyên nhân do chi phí sản xuất tăng và giá cả đầu ra sản phẩm khó dự đoán trong tình hình dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp. Ða phần bà con sử dụng nguồn vốn tự có và sản xuất với số lượng vừa sức của mình để tận dụng lao động trong gia đình nhằm lấy công làm lời, hạn chế thuê mướn thêm nhân công lao động và vay vốn để đầu tư cho sản xuất.

Xem thêm
Rau quả Việt Nam có cơ hội ở Thụy Điển nhờ khác biệt mùa vụ

Thụy Điển là thị trường có tiềm năng lớn với rau quả Việt Nam, do thị trường này nhập khẩu rau quả với khối lượng lớn và sự khác biệt về mùa vụ.

1.900 người tham gia Ngày hội việc làm huyện Đại Từ năm 2024

Thái Nguyên Sáng 28/11, huyện Đại Từ tổ chức Ngày hội việc làm kết nối cung cầu lao động, Tư vấn hướng nghiệp năm 2024.

Syngenta hỗ trợ xây trường học và nhà ở cho hộ nghèo

ĐẮK LẮK Syngenta Việt Nam hỗ trợ xây nhà ở cho 2 gia đình có hoàn cảnh khó khăn và 1 điểm trường tại xã Tân Tiến và Vụ Bổn (huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk).