| Hotline: 0983.970.780

Để có vacxin phòng Covid-19 sớm nhất, nhanh nhất

Thứ Ba 01/06/2021 , 10:27 (GMT+7)

Vacxin phòng Covid-19 mà WHO chưa cấp phép nhưng đã được các nước cấp phép sử dụng thì khi có đơn vị nào tiếp cận được, Bộ Y tế cũng tiến hành cấp phép ngay.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam làm việc với Bộ Y tế về tình hình, tiến độ nhập khẩu vacxin phòng Covid-19. Ảnh: VGP/Đình Nam.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam làm việc với Bộ Y tế về tình hình, tiến độ nhập khẩu vacxin phòng Covid-19. Ảnh: VGP/Đình Nam.

Mục tiêu nhập khẩu 150 triệu liều vacxin phòng Covid-19 rất khả thi

Theo báo cáo của Bộ Y tế tại buổi làm việc của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về tình hình, tiến độ nhập khẩu vacxin phòng Covid-19, thực hiện kết luận của Bộ Chính trị, Nghị quyết của Chính phủ và các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19, từ nhiều tháng nay, Bộ Y tế đã liên tục có hàng chục cuộc tiếp xúc, đàm phán với các nhà sản xuất vacxin cũng như cơ quan y tế, đại diện ngoại giao các nước có sản xuất vacxin nhằm tranh thủ mọi khả năng, nguồn lực để có vacxin sớm nhất, phấn đấu cuối năm 2021 sẽ có miễn dịch cộng đồng.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long khẳng định, mặc dù hiện nay tình trạng khan hiếm vacxin trên thế giới vẫn căng thẳng nhưng với các thỏa thuận đã đạt được, mục tiêu nhập khẩu được 150 triệu liều vacxin phòng Covid-19 trong năm 2021 là rất khả thi.

Bộ trưởng Bộ Y tế cũng chia sẻ, Bộ Y tế được giao là đầu mối nhập khẩu vacxin nhưng không có nghĩa là Bộ “độc quyền” nhập khẩu mà Bộ luôn khuyến khích tất cả các địa phương, các doanh nghiệp có điều kiện, khả năng tiếp cận các nguồn vacxin đều có thể nhập khẩu.

"Tuy nhiên, Bộ Y tế cũng một lần nữa cảnh báo tình trạng 'lừa đảo vacxin' khi nhiều tổ chức, cá nhân tự giới thiệu là đại diện được ủy quyền của các nhà sản xuất vacxin để chào bán vacxin nhưng khi Bộ Y tế liên hệ thì các nhà sản xuất vacxin đều khẳng định là không đúng sự thật”, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long lưu ý.

Theo quy định hiện hành, chỉ các công ty có chức năng nhập khẩu, kinh doanh vacxin mới được nhập khẩu vacxin. Hiện nước ta có 27 đơn vị có chức năng này. Các đơn vị có điều kiện tiếp cận nguồn cung vacxin hoàn toàn có thể trực tiếp làm việc với Bộ Y tế hoặc với 1 trong số 27 đơn vị này.

Các vacxin phải được Bộ Y tế cấp phép, cấp số đăng ký và các lô vacxin phải có hồ sơ chứng thực xuất xứ, chất lượng. Hiện Bộ Y tế đã cấp phép cho 2 loại vacxin của Astra Zeneca và Sputnik V và đang xem xét hồ sơ đối với 2 loại vacxin khác. Việc cấp phép phụ thuộc vào nhà sản xuất, nhà cung cấp vacxin có nhu cầu, có gửi hồ sơ đề nghị cấp phép hay không và chất lượng hồ sơ.

Về thử nghiệm lâm sàng, Bộ Y tế khẳng định, theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới trong tình trạng đại dịch hiện nay, Việt Nam cũng chỉ thực hiện kiểm tra trên hồ sơ và nếu hồ sơ đầy đủ chỉ mất tối đa 48 tiếng đồng hồ.

Những đề xuất "hợp tình, hợp lý” của các doanh nghiệp

Qua đó, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam ghi nhận nỗ lực của Bộ Y tế, Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành liên quan trong thời gian qua và nhấn mạnh: “Cần tìm mọi giải pháp để có vacxin sớm nhất. Mọi vướng mắc phải được tháo gỡ ngay. Mọi điều chưa rõ phải được hướng dẫn ngay”.

Đối với những vacxin Tổ chức Y tế Thế giới chưa cấp phép nhưng đã được các nước cấp phép sử dụng thì khi có đơn vị nào tiếp cận được, Bộ Y tế cũng tiến hành cấp phép ngay.

Đối với những vacxin Tổ chức Y tế Thế giới chưa cấp phép nhưng đã được các nước cấp phép sử dụng thì khi có đơn vị nào tiếp cận được, Bộ Y tế cũng tiến hành cấp phép ngay.

Phó Thủ tướng yêu cầu cần công khai chủ trương: Tất cả các vacxin đã được Tổ chức Y tế Thế giới cấp phép dù nhà sản xuất chưa làm thủ tục xin cấp phép, cấp số đăng ký tại Việt Nam cũng vẫn được tiến hành nhập khẩu.

Đối với những vacxin Tổ chức Y tế Thế giới chưa cấp phép nhưng đã được các nước cấp phép sử dụng thì khi có đơn vị nào tiếp cận được, Bộ Y tế cũng tiến hành cấp phép ngay.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long đồng tình: “Bộ sẽ xử lý ngay khi có hồ sơ và nếu hợp lệ thì tối đa 5 ngày làm việc là cấp phép được”.

Bộ Y tế cũng khẳng định, tất cả các lô vacxin dù đơn vị nào nhập khẩu nhưng có hồ sơ chứng nhận xuất xứ, chất lượng thì đều được Bộ Y tế chỉ đạo hệ thống y tế tổ chức tiêm.

Đối với Hồ sơ chứng nhận xuất xứ, chất lượng, Phó Thủ tướng lưu ý Bộ Y tế quan tâm đến tình huống các doanh nghiệp, hiệp hội qua các mối quan hệ đối tác có thể nhập được một lượng vacxin không lớn nên khó có đủ bộ hồ sơ từ nhà sản xuất. Bộ Y tế cam kết sẽ hướng dẫn, xử lý từng trường hợp một cách thuận lợi và nhanh nhất, nếu nhận được đề nghị.

Hiện nay nhiều doanh nghiệp, hiệp hội tham gia tài trợ Quỹ vacxin phòng Covid-19 và mong muốn các nhân viên của doanh nghiệp, hiệp hội mình được ưu tiên tiêm trước. Về lâu dài, cũng như nhiều loại vacxin khác, sẽ có vacxin miễn phí theo chương trình tiêm chủng mở rộng của Bộ Y tế và vacxin dịch vụ theo nhu cầu và khả năng chi trả của một bộ phận nhân dân.

Tuy nhiên, với vacxin phòng Covid-19 trong điều kiện khan hiếm hiện nay thì các tổ chức quốc tế luôn yêu cầu các nước tuân thủ nguyên tắc tiếp cận công bằng nên rất khó khăn khi xử lý những đề nghị "hợp tình, hợp lý” của các doanh nghiệp.

“Doanh nghiệp tài trợ kinh phí đủ để mua hàng trăm ngàn liều vacxin và chỉ mong được tiêm cho mấy trăm nhân viên mà không được thì quả thật không hợp lý”, Bộ Y tế phản ánh. 

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định, Việt Nam luôn tuân thủ nguyên tắc công bằng tiếp cận vacxin phòng Covid-19 của Liên Hợp Quốc và hoàn toàn có thể giải quyết được đề nghị, mong muốn chính đáng của các doanh nghiệp, các Hiệp hội.

Phó Thủ tướng đặt vấn đề: “Những người các doanh nghiệp, các hiệp hội muốn được ưu tiên là những ai? Họ chính là người lao động trong các nhà máy, xí nghiệp, công trường, trong các ngân hàng, khách sạn, các địa điểm tiếp xúc với nhiều người hay phải làm việc trong môi trường kín… Đây cũng là những đối tượng rủi ro cao. Vừa qua Ban Chỉ đạo đã chỉ đạo đưa người lao động trong các khu công nghiệp, các nhà máy, xí nghiệp vào diện khai báo y tế bắt buộc. Tới đây, sẽ tiếp tục yêu cầu thêm các đối tượng khác. Tất cả các đối tượng đã được yêu cầu khai báo y tế đương nhiên thuộc diện ưu tiên tiêm vacxin trước”.

Theo Phó Thủ tướng, Bộ Y tế cần khẩn trương ban hành Thông tư hướng dẫn đăng ký lưu hành trong trường hợp cấp bách đối với vacxin phòng Covid-19 theo thủ tục rút gọn, đảm bảo tất cả những doanh nghiệp nào có khả năng tiếp cận nguồn vacxin nhập khẩu đều được hướng dẫn, tạo điều kiện tối đa để có vacxin sớm nhất.

Mặt khác, cần tập trung cao độ để chuẩn bị khi có vacxin là tổ chức tiêm chủng kịp thời, an toàn. Đặc biệt theo dự kiến quý IV năm nay, sẽ có một lượng vacxin rất lớn được nhập khẩu về.  

“Nhất thiết không để bất kỳ doanh nghiệp nào, tổ chức nào thực sự có nguồn mua được vacxin ngay mà lại không mua về được”, Phó Thủ tướng quả quyết.

  • Tags:
Xem thêm
5 nguyên nhân phổ biến gây ung thư vú

Nguyên nhân phổ biến gây ra căn bệnh ung thư vú là sử dụng các liệu pháp thay thế hormone và thuốc tránh thai. Ngoài ra, thừa cân, béo phì cũng gia tăng xác suất mắc ung thư vú.

Nguyên nhân gây bệnh tim mạch và cách phòng ngừa hiệu quả

Bệnh tim mạch là một trong những bệnh nguy hiểm, với tỷ lệ tử vong cao. Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch.

Những điều người bệnh đái tháo đường cần lưu ý để phòng ngừa biến chứng

Bệnh đái tháo đường đang tăng nhanh, đặc biệt tại các nước khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam. Bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao.

Ngâm chân bằng nước lá lốt thường xuyên có tốt không?

Ngâm chân bằng nước lá lốt là phương pháp Đông y phổ biến, giúp kích thích huyệt, đả thông kinh mạch và tăng tuần hoàn máu.

Bình luận mới nhất