Khi đập điều tiết lũ Trà Sư được mở sẽ tăng lưu lượng nước đổ về các kênh nội đồng. |
Mục đích tăng lưu lượng nước đổ về các kênh nội đồng tại tỉnh Kiên Giang, phục vụ bơm tưới cho diện tích lúa đang có nhu cầu cần nước và các lợi ích khác của mùa lũ như phù sa, tôm cá, rửa phèn, đẩy mặn từ biển xâm nhập.
Theo ông Tâm, hiện trên địa bàn tỉnh Kiên Giang còn diện tích lúa khá lớn đang rất cần nước tưới. Tính đến giữa tháng 9, lúa hè thu 2019 còn khoảng 100.000/290.171 ha chưa thu hoạch. Diện tích lúa thu đông 2019, đã xuống giống 78.474 ha, tập trung ở các huyện Giồng Riềng 25.616 ha, Tân Hiệp 29.877 ha, Giang Thành 11.200 ha, Hòn Đất 4.433 ha, Châu Thành 6.139 ha, Rạch Giá 910 ha, Gò Quao 296 ha. Hiện mới chỉ có hơn 6.000 ha đến thời kỳ thu hoạch.
Như vậy, thời gian tới nhu cầu lấy nước để phục vụ cho diện tích lúa còn lại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang là rất lớn. Trong khi đó, theo dự báo của cơ quan chuyên ngành Trung ương, mùa mưa năm 2019, tổng lượng mưa thiếu hụt so với trung bình nhiều năm từ 200 - 400 mm, khả năng dòng chảy vẫn ở mức thấp trong thời gian tới, xâm nhập mặn mùa khô năm 2019 - 2020 xuất hiện sớm hơn nhiều năm từ 1-2 tháng và ở mức độ cao hơn, gay gắt hơn cùng kỳ.
Lũ mùa nước nổi năm nay dự báo đã đạt đỉnh, chỉ quanh mức báo động 1, rất nhỏ và sẽ xuống nhanh. Vì vậy, xâm nhậm mặn sẽ tăng cao. Dự báo, từ tháng 12 xâm nhập mặn có khả năng ảnh hưởng trong phạm vi cách biển đến 30-35 km, từ tháng 1-2/2020, ranh mặn 4%o vào sâu nội đồng các cửa sông Cửu Long từ 45-55 km.
Hiện nay trên địa bàn Kiên Giang còn diện tích lúa khá lớn đang rất cần nước tưới. |
Đập Trà Sư (cùng với đập Tha La), nằm trên kênh Vĩnh Tế, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, là đập cao su bơm hơi, được thiết kế để điều tiết lũ, cung cấp nước phục vụ sản xuất và đời sống dân sinh vùng Tứ giác Long Xuyên, thuộc địa bàn 2 tỉnh An Giang và Kiên Giang.