| Hotline: 0983.970.780

Để trọng tài không còn là nỗi lo

Thứ Năm 04/03/2021 , 06:33 (GMT+7)

10 ngày nữa, V-League sẽ trở lại trên khắp sân cỏ cả nước, với sự quan tâm đặc biệt dành cho những người cầm cân nảy mực, vốn mắc nhiều sai sót mùa trước.

Trọng tài luôn là vấn đề nhức nhối từ vài mùa giải qua. Ảnh: VTC.

Trọng tài luôn là vấn đề nhức nhối từ vài mùa giải qua. Ảnh: VTC.

Mùa trước, sau khi V-League được nối lại ở vòng 3 và trôi qua êm ả được ba vòng, nổi cộm bắt đầu phát sinh từ vòng 6. Trên sân Thiên Trường, Nam Định bị tước một quả phạt đền và thua oan một bàn thắng khi cầu thủ Hải Phòng phạm lỗi trước khi đưa bóng vào lưới. Vấn đề càng trở nên nhức nhối ở vòng 10, khi trọng tài Mai Xuân Hùng bỏ qua ba tình huống đáng hưởng 11m của Nam Định trong trận gặp Sài Gòn, khiến đội bóng thành Nam thua 0-3.

Trọng tài từ lâu đã là một vấn đề nhức nhối tại V-League. Mỗi khi có những tình huống gây tranh cãi nổ ra, một loạt câu hỏi được đặt ra cho các ông vua sân cỏ. Liệu có vấn đề gì không? Tư tưởng trọng tài thế nào? Hay có dấu hiệu bè phái không giữa các đội thắng cuộc? Ngay cả chuyện, đưa VAR vào sử dụng cũng được đem ra mổ xẻ, nhằm tăng tính công bằng ở những trận đấu ảnh hưởng tới số phận một CLB.

Thống kê sau 11 vòng đầu tiên của V-League 2020, 10 trong 56 trận đấu trọng tài mắc sai sót nghiêm trọng, ảnh hưởng tới kế quả. Mọi chuyện càng trở nên tệ khi trọng tài phải bắt các trận theo kiểu "chạy sô" sau khi dịch Covid-19 khiến V-League bị ngắt quãng, rồi đá dồn dập lúc nối lại. Vì lẽ đó, các trọng tài phải di chuyển hàng trăm km giữa các tỉnh. Với cường độ hoạt động không thua gì cầu thủ, chuyện sai sót là điều khó tránh.

Thực tế, đầu mỗi mùa giải, luôn có một lượng các trọng tài bị trượt thể lực. Ở mùa này, Ban trọng tài còn duy nhất hai người đạt chuẩn FIFA là Ngô Duy Lân và Hoàng Ngọc Hà. Mỗi trận cầu đinh, một trong hai, hoặc cả hai ông đều phải bắt chính. Nhưng kể cả như vậy, sự thiếu hụt vẫn là quá lớn, buộc Ban Trọng tài phải đôn một số vua sân cỏ ít kinh nghiệm lên làm nhiệm vụ tại V-League.

Với những mùa giải trước, khi V-League có 26 vòng, và các đội có thể làm lại ở nửa sau mùa giải, thì thể thức mới, chia hai nhóm đá tranh vô địch và tránh xuống hạng, khiến cuộc đua khốc liệt hơn. Tấm gương nhãn tiền mùa trước thuộc về Quảng Nam. Chỉ bởi phút lỏng chân trong trận thua Đà Nẵng 1-6, họ kém Nam Định về hiệu số bàn thắng thua và phải trở lại hạng Nhất. Ngày ấy, chỉ cần cựu vương V-League thua 1-3 hoặc 1-4, có lẽ họ đã ở lại.

Mỗi trận đấu, vì thế, đều là một cuộc chiến, với phần căng nhất nằm ở vị trí người cầm còi. Một quả phạt đền gây lấn cấn tâm lý, một thẻ phạt thiếu thuyết phục cũng có thể dẫn tới hậu quả khôn lường. Chính bởi vậy, từ đầu mùa 2021, Ban trọng tài đã thay đổi cách ứng xử với các đội. Đội ngũ cầm coi "thẳng tay" phạt những hành vi thiếu tôn trọng từ cầu thủ, chẳng hạn như chiếc thẻ đỏ dành cho trung vệ Kelly của Hà Tĩnh, bất chấp bức xúc từ đội bóng miền Trung.

Cách làm ấy, ít nhất, khiến cầu thủ kiềm chế hơn trước mỗi tình huống, thậm chí xác định tâm lý "bỏ qua" nếu sai sót từ trọng tài không đáng kể. Trọng tài và cầu thủ đều là con người. Vấn đề chỉ là, tự mỗi bên phải biết cách làm tròn phận sự trên sân.

Xem thêm
Trưng bày 70 tác phẩm mỹ thuật về lịch sử chiến dịch Điện Biên Phủ

Ngày 26/4, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam khai mạc triển lãm ‘Đường lên Điện Biên’ nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Real Madrid tiến sát ngôi vô địch sau trận siêu kinh điển

Dù bị Barcelona 2 lần dẫn trước nhưng Real Madrid vẫn lội ngược dòng thành công để thắng 3-2 và tiến sát ngôi vô địch La Liga.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm