| Hotline: 0983.970.780

Đề xuất công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai tại 5 điểm Đồ Sơn

Thứ Tư 31/08/2022 , 06:59 (GMT+7)

HẢI PHÒNG Mưa lớn kéo dài liên tục đã gây ra sạt lở đất, đá đồi núi tại một số điểm ở Đồ Sơn, gây thiệt hại tài sản và nguy hiểm cho người dân.

Một đoạn đường bị sạt lở nghiêm trọng. Ảnh: Đinh Mười.

Một đoạn đường bị sạt lở nghiêm trọng. Ảnh: Đinh Mười.

Chiều 30/8, ông Đỗ Gia Khánh – Giám đốc Sở NN-PTNT, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP Hải Phòng, cho biết đã ký tờ trình gửi UBND TP Hải Phòng đề nghị công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai tại 5 điểm ở quận Đồ Sơn.

Liên quan đến vấn đề này, theo UBND quận Đồ Sơn, ảnh hưởng của bão số 3, từ chiều 25/8/2022, trên địa bàn quận Đồ Sơn xuất hiện mưa lớn kéo dài liên tục, cộng thêm lượng mưa các ngày trước đó đã gây ra sạt lở đất, đá đồi núi tại một số điểm gây thiệt hại cho tài sản của người dân.

Tại phường Ngọc Xuyên, nước mưa làm sạt lở hàng trăm khối bùn đất chảy xuống khu nhà làm việc của khối Đoàn thể quận Đồ Sơn, khu nhà của Ban Chỉ huy Quân sự cũ và tràn ra đường Suối Rồng làm chìa ra các tảng đá.

Hiện tại, khu vực này có nguy cơ cao tiếp tục sạt lở gây nguy hiểm đến tài sản và cán bộ công chức làm việc tại đây; độ cao khu vực sạt lở từ chân núi lên phía trên khoảng 40m.

Những hòn đá lớn rơi xuống đường gây nguy hiểm cho các phương tiện đi lại. Ảnh: Đinh Mười.

Những hòn đá lớn rơi xuống đường gây nguy hiểm cho các phương tiện đi lại. Ảnh: Đinh Mười.

Ở khu vực ngã 3 đường Thanh Niên, mước mưa làm sạt lở đất, đá rơi vào phía sau nhà dân, làm chìa ra các tảng đá, khối lượng sạt lở khoảng 100m3. Vị trí này độ dốc thắng đứng, có nguy cơ rất cao tiếp tục sạt lở đất, đá đe dọa đến tài sản, tính mạng của người dân sống khu vực chân núi.

Tại phường Vạn Hương, khu vực Ngõ 13 đường Nghè bị sạt trượt, sụt lún chiều dài khoảng 100m, độ cao khu vực sạt trượt, sụt lún khoảng 25m so với chân núi và sạt lở đất đá làm đổ sập 1 nhà dân.

Riêng khu vực sau số nhà 287 đường Nghè sạt lở khoảng một trăm khối đất đá làm hư hỏng nặng 3 ngôi nhà, công trình phụ trợ của người dân. Vị trí sạt lở từ chân núi lên đến độ cao khoảng 40m, hiện nay còn 3 khối đá lớn nhô ra do bị xói mòn đất có thể rơi bất cứ lúc nào, đặc biệt nguy hiểm cho người dân.

Tại khu vực đường Vạn Lê, sạt lở hàng chục khối đá xuống đường gây ách tắc giao thông, nguy cơ cao tiếp tục sạt lở gây nguy hiểm cho 1 hộ dân sống dưới chân núi và người và phương tiện đi lại trên đường.

Ngoài ra, mưa lớn cũng gây sụt lún, sạt gãy đường Hiếu Tử với chiều dài khoảng trên 40m và làm nền mặt đường Yết Kiêu bị nứt rạn, đồng thời gây sạt lở nhỏ, kè đồi bị nứt đổ tuyến đường Lý Thái Tổ và Vạn Hoa, gây nguy hiểm, mất an toàn cho người đi đường.

Nhà một hộ dân suýt bị vùi lấp. Ảnh: Đinh Mười.

Nhà một hộ dân suýt bị vùi lấp. Ảnh: Đinh Mười.

Sau khi cùng các sở ngành và một số chuyên gia tư vấn của Viện Địa chất thuộc Viện Hàn Lâm khoa học Việt Nam và Trường Đại học Giao thông vận tải tổ chức kiểm tra thực địa, họp bàn và thống nhất cần phải đưa ra các giải pháp cấp bách để khắc phục sự cố.

Ngay sau đó, UBND quận Đồ Sơn đã có văn bản báo cáo đề xuất UBND TP Hải Phòng công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai, đồng thời đề nghị giao cho quận Đồ Sơn khẩn trương triển khai thực hiện phương án khắc phục tình trạng sạt lở, thu dọn đất đá tại 5 vị trí nói trên.

Đồng thời đề nghị UBND TP Hải Phòng chỉ đạo Bộ Chỉ huy Quân sự, Sở Tài Chính, Sở NN-PTNT và các sở ngành liên quan hướng dẫn, tạo điều kiện hỗ trợ quận Đồ Sơn xử lý, khắc phục các điểm sạt lở trên.

Được biết, ngoài hơn 10 hộ dân bị ảnh hưởng trực tiếp bởi sụt, lún và lở đất, đá do bão số 3 gây ra vừa qua, hiện tại trên địa bàn quận Đồ Sơn có khoảng 200 hộ dân có nhà ở sát các sườn núi, nếu xảy ra sạt lở tương tự sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng.

Do vậy, về lâu dài, cơ quan chức năng cần giao cho UBND quận Đồ Sơn chủ trì nghiên cứu, lập dự án xử lý sạt lở đất đá đồi núi, đảm bảo an toàn tình mạng và tài sản của nhân dân.

“Sau khi công bố tình huống khẩn cấp tại 5 điểm sạt lở do thiên tai gây ra sau bão số 3, cần tiếp tục giao quận Đồ Sơn làm chủ đầu tư xử lý tình trạng trên. Trước mắt UBND quận Đồ Sơn đề xuất sử dụng 500 triệu đồng từ nguồn ngân sách dự phòng của quận, số còn lại đề nghị UBND thành phố hỗ trợ từ nguồn quỹ phòng chống thiên tai thành phố”, ông Trần Khắc Kiên - Chủ tịch UBND quận Đồ Sơn cho hay.

Xem thêm
Tổng Bí thư: Tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần

Tổng Bí thư lưu ý, việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần, kết quả đạt được vừa qua rất quan trọng nhưng mới chỉ là bước đầu.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Làng nướng cá Diễn Vạn đỏ lửa

Nghề nướng cá tại đất biển Diễn Vạn có từ hàng chục năm rồi, bất kể nắng mưa, những bếp lửa rực đỏ bốn mùa, người làm tất bật từ sáng sớm đến đêm khuya.

Giảng viên đại học và hành trình theo đuổi đam mê khảo kiểm nghiệm phân bón

Khi đang là giảng viên một trường đại học danh tiếng tại TP.HCM, anh Trần Văn Thanh quyết định bỏ nghề để xin việc tại Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia.

Bình luận mới nhất