| Hotline: 0983.970.780

Đến Huế tìm lại ký ức ‘Đêm Trung thu cổ truyền Việt Nam’

Thứ Hai 05/09/2022 , 12:11 (GMT+7)

THỪA THIÊN - HUẾ Không gian trưng bày, sắp đặt đèn lồng được tổ chức với mục đích tạo sân chơi, giúp trẻ lưu giữ những kí ức tuổi thơ rộn ràng đầy màu sắc nhân dịp Tết Trung.

Các em nhỏ hào hứng tham gia đêm hội đèn lồng. 

Các em nhỏ hào hứng tham gia đêm hội đèn lồng. 

Tối 3/9, Trung tâm Festival Huế đã tổ chức khai mạc không gian trưng bày và sắp đặt đèn lồng truyền thống. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi Lễ hội mùa Thu 2022 theo định hướng Festival Bốn mùa.

Không gian trưng bày và sắp đặt đèn lồng được tổ chức với mục đích tạo sân chơi cho trẻ em với nhiều hoạt động ý nghĩa, giúp trẻ lưu giữ những kí ức tuổi thơ rộn ràng đầy màu sắc nhân dịp Tết Trung thu; góp phần gìn giữ nghề truyền thống, phát triển và quảng bá thương hiệu Đèn lồng.

Đến với lễ hội, người dân và du khách có thể thưởng lãm không gian sắp đặt, trưng bày với hơn 1000 đèn lồng các chủng loại, bao gồm đèn lồng cung đình Huế, đèn lồng của các cơ sở sản xuất, làng nghề ở Thừa Thiên Huế như đèn lồng làm từ mây tre truyền thống, đèn lồng Trúc Chỉ, đèn lồng xếp...

Đèn lồng lợn mô phỏng theo tranh Đông Hồ. 

Đèn lồng lợn mô phỏng theo tranh Đông Hồ. 

Đồng thời, tìm lại ký ức về “Đêm Trung thu cổ truyền Việt Nam” với những mâm cỗ Trung Thu truyền thống, những chiếc lồng đèn hình các con thú dành cho trẻ em mỗi dịp Tết Trung thu, hàng trăm mẫu tò he, con giống bột (trong đó các bộ Tam Sư, Tứ Linh, Ngũ Hổ... được phục dựng). Bên cạnh đó các em còn được tham gia hoạt động trình diễn và trải nghiệm làm đèn lồng, con giống bột cùng các nghệ nhân.

Theo Ban tổ chức, lễ hội có sự tham gia tích cực của nghệ nhân tại các cơ sở làm đèn lồng trên địa bàn tỉnh như: Cơ sở đèn Trúc chỉ, Hợp tác xã sản xuất Mây tre đan Bao La, Cơ sở CAN Studio đèn xếp Huế của hoạ sĩ Nguyễn Văn Đủ.

Đặc biệt là sự tham gia của Nhà nghiên cứu văn hoá Trịnh Bách, nghệ nhân đèn lồng Nguyễn Trọng Bình (TP HCM) và nghệ nhân con giống bột Đặng Văn Hậu (Phú Xuyên, Hà Nội) đã có những đóng góp hết sức quý báu trong việc phục hồi, gìn giữ và quảng bá những tinh hoa, những nét đẹp trong văn hóa chơi Trung Thu của người Việt xưa.

Đèn lồng cá...

Đèn lồng cá...

Tối cùng ngày, tỉnh Thừa Thiên Huế khai hội Lân Huế năm 2022, với điểm nhấn được nhiều người quan tâm là nội dung biểu diễn thi đấu Mai hoa thung và Địa bửu.

Đây không chỉ là một hoạt động văn hóa, thể thao góp phần duy trì, bảo tồn, phát triển bộ môn nghệ thuật lân sư rồng truyền thống của Việt Nam mà còn là món quà độc đáo mà ngành Du lịch tỉnh Thừa Thiên - Huế dành tặng người dân địa phương và du khách ghé thăm thành phố thăm Huế.

Hội Lân Huế năm 2022 diễn ra trước Phu Vân Lâu thu hút nhiều du khách và người dân địa phương tham gia. 

Hội Lân Huế năm 2022 diễn ra trước Phu Vân Lâu thu hút nhiều du khách và người dân địa phương tham gia. 

Điểm nhấn được nhiều người quan tâm trong Ngày hội Lân Huế năm 2022 là nội dung biểu diễn thi đấu Mai hoa thung và Địa bửu. Nếu phần thi Địa bửu hứa hẹn làm cho quý vị phải trầm trồ bởi sự tinh tế trong từng chuyển động, điêu luyện trong lối biểu diễn thì những tiết mục Mai hoa thung lại mang đến không khí sôi động, kịch tính và đầy bất ngờ với những pha trình diễn mạo hiểm trên cao.

Xem thêm
Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự nhiều hội nghị cấp cao tại Trung Quốc

Sáng 5/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao đã tới thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, bắt đầu chuyến công tác dự nhiều hội nghị cấp cao.

Tìm nguyên nhân khiến ngành chè 'ngại đổi mới'

'Cây chè là cây truyền thống và từng được bao cấp một cách triệt để về doanh nghiệp và đầu ra. Như vậy, đây có phải là nguyên nhân khiến ngành chè ngại đổi mới?' - nguyên Thứ trưởng Lê Quốc Doanh trăn trở.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Người phụ nữ 'biến đổi' vùng đất nghèo thành vườn rau bội thu

SƠN LA Bà Luyến, một nông dân ngụ cư, đã nỗ lực thay đổi bản Tự Nhiên từ vùng đất nghèo khó thành điểm sáng nông nghiệp sạch, mang lại cuộc sống ấm no cho cộng đồng.