| Hotline: 0983.970.780

Đến năm 2045, nông nghiệp TP.HCM sẽ là ngành kinh tế kỹ thuật hiện đại

Thứ Bảy 24/06/2023 , 17:30 (GMT+7)

TP.HCM - trung tâm cung cấp giống cây trồng, vật nuôi chất lượng cao; trung tâm chế biến, mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng nông sản, lương thực của cả miền Nam.

Đến năm 2045, nông nghiệp TP.HCM là ngành kinh tế kỹ thuật hiện đại, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ AI. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Đến năm 2045, nông nghiệp TP.HCM là ngành kinh tế kỹ thuật hiện đại, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ AI. Ảnh: Nguyễn Thủy.

 

An ninh lương thực cho đô thị lớn nhất nước

Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ TP.HCM Phạm Trần Thanh Thảo cho rằng, an ninh lương thực luôn là vấn đề hệ trọng đối với mọi quốc gia, nhất là trong điều kiện bất ổn chính trị, an ninh phi truyền thống, dịch bệnh xảy ra trên thế giới.

Trong giai đoạn hiện nay, quan điểm về an ninh lương thực cũng cần phải thay đổi để phù hợp với bối cảnh mới. Trước đây, chúng ta nghĩ rằng an ninh lương thực đồng nghĩa với việc coi trọng số lượng lương thực. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 vừa qua đã cho chúng ta thấy, số lượng, sản lượng không phải là yếu tố quyết định mà quan trọng hơn là khả năng tiếp cận, chất lượng, sự an toàn, cũng như khả năng chống chịu và thích nghi trước những cú sốc về kinh tế và môi trường.

Qua làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4 cho thấy, mặc dù không thiếu lương thực nhưng khả năng tiếp cận lương thực là rất khó khăn, và an ninh lương thực đã bị đe dọa.

Nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 2% GRDP của TP.HCM, nhưng đóng vai trò rất quan trọng đối với thành phố. TP.HCM là trung tâm cung cấp giống cây trồng, vật nuôi chất lượng cao; là trung tâm chế biến và là mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng nông sản, lương thực của cả miền Nam.

Năm 2022, TP.HCM đã ban hành Chương trình hành động của Thành ủy TP.HCM về bảo đảm an ninh lương thực trên địa bàn TP.HCM. Theo đó, đến năm 2030, TP.HCM đặt mục tiêu tăng 15% khả năng cung ứng các loại lương thực thực phẩm so với năm 2020; và đến năm 2045, nông nghiệp TP.HCM là ngành kinh tế kỹ thuật hiện đại và được công nghiệp hóa ở hầu hết các khâu từ sản xuất, chế biến, bảo quản đến kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Tuy nhiên, TP.HCM và Đồng bằng sông Cửu Long - vựa lương thực và trung tâm nông sản của cả nước đang đối mặt với nhiều thách thức trong quá trình phát triển nông nghiệp để đảm bảo an ninh lương thực.

Một mặt, khu vực này phải đối diện với những thách thức về suy thoái môi trường, tác động của biến đổi khí hậu. Mặt khác, thành phố và các địa phương trong vùng phải đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của người dân, sống “thuận thiên”, thích ứng với sự thay đổi môi trường và biến đổi khí hậu. Do vậy, tìm kiếm các mô hình phát triển kinh tế - xã hội - môi trường phù hợp cho nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long và TP.HCM là hết sức cần thiết và cấp bách.

Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở NN-PTNT TP.HCM chia sẻ tại buổi tọa đàm 'Việt Nam và vấn đề an ninh lương thực hiện nay'. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở NN-PTNT TP.HCM chia sẻ tại buổi tọa đàm "Việt Nam và vấn đề an ninh lương thực hiện nay". Ảnh: Nguyễn Thủy.

5 giải pháp

Về giải pháp đảm bảo an ninh lương thực trong thời gian tới, ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở NN-PTNT TP.HCM cho biết, trong chương trình về an ninh lương thực của TP.HCM tập trung 5 giải pháp để đáp ứng được nhu cầu của người dân, chất lượng dinh dưỡng và khẳng định được một sức khỏe toàn diện trong đảm bảo lương thực thực phẩm.

Cụ thể: Thứ nhất, nhấn mạnh liên kết chuỗi sản xuất từ khâu giống, kỹ thuật canh tác, sơ chế, bảo quản và đặc biệt là lưu thông hàng hóa, đảm bảo được sản lượng, chất lượng, an toàn thực phẩm.

Thứ hai, TP.HCM là một khu đô thị và đầu tư phát triển về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo rất cao hoàn toàn phù hợp với việc chúng ta cần phải có những chuyển đổi ứng dụng mạnh hơn nữa vấn đề về chuyển đổi số và đặc biệt nhất là làm sao kết nối được những ứng dụng giữa các viện, trường, các nhà khoa học, với các doanh nghiệp để tạo thêm nhiều giá trị gia tăng mới cho việc sản xuất lương thực thực phẩm.

Thứ ba, vấn đề quy hoạch để đảm bảo phát triển nông nghiệp và đảm bảo mảng xanh cho thành phố. 

Thứ tư, tăng cường liên kết, hợp tác vùng sản xuất, đặc biệt nhất là vùng Tây Nam bộ, Đông Nam bộ và khu vực Tây Nguyên để đảm bảo được nhu cầu của người dân thành phố và  điều quan trọng là phải tăng cường hợp tác quốc tế, tăng cường sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế trong việc hỗ trợ chúng ta trong vấn đề liên kết quốc tế làm sao đảm bảo được sự cạnh tranh của mặt hàng nông sản Việt Nam với quốc tế và đặc biệt nhất là vẫn phải đảm bảo được những sản phẩm nông sản của các nước vẫn có thể lưu thông hàng hóa một cách thuận lợi, vẫn phải đảm bảo về vệ sinh là an toàn thực phẩm.

Cuối cùng, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước nhấn mạnh tính toàn diện về vấn đề nhằm bảo vệ, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, bền vững tài nguyên đất, nước, rừng; đảm bảo vệ môi trường, về thủy lợi, ngăn ngừa những vấn đề biến biến đổi khí hậu.

Xem thêm
Thường vụ Quốc hội đồng ý khởi tố, bắt tạm giam Bí thư Bắc Giang Dương Văn Thái

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý đề nghị về việc khởi tố, bắt tạm giam, khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với ông Dương Văn Thái.

ĐBSCL thiếu nước hay không biết giữ nước?

CẦN THƠ 'Sông có nước, trên trời có nước, vậy tại sao ĐBSCL lại thiếu nước?', vấn đề được các chuyên gia đặt ra để đi tìm giải pháp cho câu chuyện giữ nước của vùng.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Vụ nổ lò hơi khiến 6 người tử vong: Công an đã xác định nguyên nhân

ĐỒNG NAI Sau khi vụ nổ lò hơi tại Công ty gỗ Bình Minh xảy ra, Công an tỉnh Đồng Nai đã chỉ đạo các đơn vị vào cuộc điều tra nguyên nhân của vụ việc.