| Hotline: 0983.970.780

Lần đầu tiên Việt Nam tổ chức hội thảo quốc tế ngành dừa

Thứ Năm 12/12/2024 , 21:24 (GMT+7)

Bến Tre Ngày 12/12, Hiệp hội Dừa Việt Nam phối hợp với Betrimex tổ chức hội thảo quốc tế về ngành dừa với chủ đề 'Nâng tầm chuỗi giá trị ngành dừa Việt Nam' (CocoNext 2024).

Hội thảo quốc tế về ngành dừa với chủ đề 'Nâng tầm chuỗi giá trị ngành dừa Việt Nam' (CocoNext 2024). Ảnh: Nguyễn Thủy.

Hội thảo quốc tế về ngành dừa với chủ đề “Nâng tầm chuỗi giá trị ngành dừa Việt Nam” (CocoNext 2024). Ảnh: Nguyễn Thủy.

Đây là lần đầu tiên một hội thảo quốc tế về ngành dừa được tổ chức tại Việt Nam. Hội thảo có sự tham dự của hơn 200 đại diện các địa phương, doanh nghiệp và chuyên gia đến từ các quốc gia hàng đầu thế giới trong ngành dừa như Philippines, Indonesia, Malaysia và Ấn Độ. 

Theo bà Nguyễn Thị Kim Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Dừa Việt Nam, Việt Nam là quốc gia có diện tích trồng dừa lớn thứ 5 trên thế giới, với gần 200.000ha, tập trung chủ yếu tại Đồng bằng sông Cửu Long. Việt Nam là quốc gia xuất khẩu sản phẩm từ dừa lớn thứ 4 tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và giữ vị trí thứ 4 về tổng giá trị trên thị trường quốc tế.

"Ngành dừa Việt Nam trong gần 2 thập kỷ qua không chỉ cung cấp nguồn nguyên liệu phong phú cho các sản phẩm như cơm dừa, nước dừa, dầu dừa mà còn tạo công ăn việc làm và cải thiện đời sống của hàng triệu nông dân và công nhân ngành dừa.

Tuy vậy, chúng ta vẫn đối mặt với những thách thức lớn, đó là năng suất chưa thật sự cao, dẫn đến việc hạn chế trong khai thác giá trị gia tăng và kết nối với thị trường quốc tế.

Việc xây dựng một chuỗi giá trị toàn diện, hiện đại và bền vững là mục tiêu hàng đầu để đưa ngành dừa Việt Nam không ngừng vững mạnh", bà Nguyễn Thị Kim Thanh nói và cam kết, Hiệp hội Dừa Việt Nam luôn đồng hành cùng doanh nghiệp và nông dân trong việc tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy đổi mới công nghệ, xây dựng thương hiệu và mở rộng thị trường xuất khẩu.

Đặc biệt chú trọng đến việc ứng dụng khoa học công nghệ và chuyển đổi số để nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành.

Bên cạnh đó, Hiệp hội Dừa Việt Nam sẽ tiếp tục mở rộng hợp tác với các tổ chức quốc tế nhằm đảm bảo ngành dừa Việt Nam đáp ứng các tiêu chuẩn toàn cầu, đấy là phát triển kinh tế gắn liền với bảo vệ môi trường và trách nhiệm xã hội.

Bà Đặng Huỳnh Ức My, Chủ tịch HĐQT Betrimex, phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Bà Đặng Huỳnh Ức My, Chủ tịch HĐQT Betrimex, phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Theo bà Đặng Huỳnh Ức My, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Bến Tre (Betrimex), CocoNext với chủ đề "Nâng tầm chuỗi giá trị ngành dừa Việt Nam” là thông điệp khởi đầu cho những bước chuyển đột phá, định hình lại bối cảnh và mở ra kỷ nguyên mới cho ngành dừa. Đây cũng là cam kết chung của tất cả các bên liên quan trong chuỗi giá trị ngành dừa,

"CocoNext sẽ thúc đẩy định vị Việt Nam là nhà cung cấp và trung tâm đổi mới hàng đầu của ngành dừa toàn cầu", bà Đặng Huỳnh Ức My nói và kỳ vọng đưa Bến Tre trở thành đầu tàu nghiên cứu cũng như phát triển ngành dừa trên thế giới.

Hội thảo có sự tham dự của hơn 200 đại biểu trong nước và quốc tế. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Hội thảo có sự tham dự của hơn 200 đại biểu trong nước và quốc tế. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Tại hội thảo, nhiều nội dung được chia sẻ như các chiến lược phát triển bền vững, cũng như việc tích hợp công nghệ tiên tiến, những giải pháp thực tế để giải quyết thách thức hiện tại của ngành dừa Việt Nam trước bối cảnh cả thế giới hướng đến mục tiêu NetZero.

Hội thảo cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc định hình chiến lược tổng thể, nhằm biến dừa thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam.

Sự kiện lần này không chỉ khẳng định vị thế của Việt Nam trong ngành dừa quốc tế, mà còn tạo động lực mạnh mẽ để thúc đẩy tăng trưởng cho toàn ngành.

Hiện cây dừa đã được quy hoạch là một trong sáu loại cây công nghiệp chủ lực của Việt Nam và Bộ NN-PTNT đã ban hành đề án phát triển cây dừa đến năm 2030 với các mục tiêu cụ thể..

Xem thêm
Tổng cục Thuế chỉ đạo tinh gọn và siết chặt kỷ luật ngành

Tổng cục Thuế chỉ đạo toàn ngành tinh gọn bộ máy, siết chặt kỷ luật, đảm bảo hiệu quả công tác và hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước.

Quảng Ngãi kiến nghị hỗ trợ gần 1.300 tỷ đồng khắc phục hậu quả thiên tai

Nguồn kinh phí mà tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị Trung ương hỗ trợ sẽ sử dụng để nâng cấp các hồ chứa, khắc phục sạt lở và xây dựng các khu tái định cư.

Khát khao khôi phục vùng cam sành Tân Lĩnh

YÊN BÁI Tân Lĩnh nức tiếng một thời với những mùa cam sành sai trĩu bội thu, giờ chỉ là hoài niệm, người dân nơi đây khao khát khôi phục vùng cam đặc sản này.