| Hotline: 0983.970.780

Đền thờ Uy Minh Vương Lý Nhật Quang tấp nập khách thập phương

Thứ Ba 16/02/2021 , 16:57 (GMT+7)

Sáng 16/2 (mùng 5 tháng Giêng), hàng ngàn du khách thập phương đổ về Đền Quả Sơn, nơi thờ Uy Minh Vương Lý Nhật Quang thắp hương cầu tài, cầu lộc đầu năm.

 
Đền Quả Sơn, nơi thờ Uy Minh Vương Lý Nhật Quang và Đông Chinh Vương, Dực Thánh Vương xếp thứ 2 trong số 4 ngôi đền linh thiêng bậc nhất xứ Nghệ. Dân xứ Nghệ có câu: Nhất Cờn, Nhì Quả, tam Bạch Mã, tứ Chiêu Trưng là để nói về độ linh thiêng của ngôi đền này. Ảnh: Võ Dũng.

Đền Quả Sơn, nơi thờ Uy Minh Vương Lý Nhật Quang và Đông Chinh Vương, Dực Thánh Vương xếp thứ 2 trong số 4 ngôi đền linh thiêng bậc nhất xứ Nghệ. Dân xứ Nghệ có câu: Nhất Cờn, Nhì Quả, tam Bạch Mã, tứ Chiêu Trưng là để nói về độ linh thiêng của ngôi đền này. Ảnh: Võ Dũng.

Uy Minh Vương Lý Nhật Quang, con trai thứ 8 của vua Lý Thái Tổ, người có công khai hoang, mở đất, xây dựng và phát triển kinh tế cho vùng đất xứ Nghệ nói riêng và mở mang bảo vệ bờ cõi Đại Việt dưới triều đại Lý nói chung.

 
 
Ngày đầu năm mới, du khách thập phương về đền Quả Sơn thắp hương tưởng nhớ Uy Minh Vương Lý Nhật quang, cầu tài, cầu lộc. Ảnh: Võ Dũng.

Ngày đầu năm mới, du khách thập phương về đền Quả Sơn thắp hương tưởng nhớ Uy Minh Vương Lý Nhật quang, cầu tài, cầu lộc. Ảnh: Võ Dũng.

Lý Nhật Quang được các nhà sử học xếp là một trong 9 vị danh nhân của nước Đại Việt.

Để tướng nhớ vị tri châu đã có nhiều công lao to lớn đối với sự nghiệp dựng nước, giữ nước, người dân xứ Nghệ đã lập nhiều đền, miếu để thờ tự và suốt đời ghi nhớ công ơn của ông.

Ngay từ sáng sớm, các bãi đỗ xe đã chật như nêm. Ảnh: Võ Dũng.

Ngay từ sáng sớm, các bãi đỗ xe đã chật như nêm. Ảnh: Võ Dũng.

Đền Quả Sơn cách thành phố Vinh 70 km, được xây dựng từ thời Lý, nằm dưới chân núi Quả, thuộc xã Bồi Sơn, huyện Đô Lương (Nghệ An), nơi đóng lỵ sở ngày xưa khi Lý Nhật Quang được bổ làm Tri châu Nghệ An.

 
Tuy nhiên, nhiều người dân đem hàng hóa, nông sản ra bày bán ngay trước cổng vào đền khiến không gian ngôi đền nhao nhác, lộn xộn và mất đi vẻ tôn kính, linh thiêng. Ảnh: Võ Dũng.

Tuy nhiên, nhiều người dân đem hàng hóa, nông sản ra bày bán ngay trước cổng vào đền khiến không gian ngôi đền nhao nhác, lộn xộn và mất đi vẻ tôn kính, linh thiêng. Ảnh: Võ Dũng.

Bài liên quan

Đền Quả Sơn thờ Uy Minh vương Lý Nhật Quang và Đông Chinh Vương, Dực Thánh Vương là hai hoàng tử nhà Lý, là anh em của Lý Nhật Quang được nhà vua cử vào giúp Lý Nhật Quang trong thực hiện việc chính sự.

Đền Quả Sơn xếp thứ 2 trong số 4 ngôi đền linh thiêng bậc nhất xứ Nghệ, được Bộ VHTT&DL xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia vào năm 1998.

Hiện nay, trên đất xứ Nghệ có khoảng 40 điểm lập đền thờ Lý Nhật Quang làm Thành hoàng.

Tại huyện Đô Lương cũng có ngôi trường mang tên ông. Đó là trường THCS Lý Nhật Quang, nơi đã đào tạo ra nhiều nhân tài cho đất nước.

Để phòng chống dịch COVID-19, Ban Quản lý đền đã niêm yết nội quy khi vào đền phải đeo khẩu trang nhưng một số ít khu khách vẫn chủ quan, nhất là trẻ nhỏ. Ảnh: Võ Dũng.

Để phòng chống dịch COVID-19, Ban Quản lý đền đã niêm yết nội quy khi vào đền phải đeo khẩu trang nhưng một số ít khu khách vẫn chủ quan, nhất là trẻ nhỏ. Ảnh: Võ Dũng.

Lễ hội Đền Quả Sơn (tục truyền là lễ Hạ Linh) được tổ chức từ ngày 19-21 tháng Giêng hàng năm nhưng những ngày lễ, rằm, mùng một và những ngày đầu năm mới, lượng du khách đến thắp hương cầu tài, cầu lộc Đền Quả Sơn đông như trẩy hội.

Uy Minh Vương Lý Nhật Quang

Năm 1039, ngài được cử vào Nghệ An trông coi việc thuế, sau đó làm tri châu Nghệ An, đóng lỵ sở ở Bạch Đường (nay thuộc xã Bồi Sơn, huyện Đô Lương), được phong tước Uy Minh Vương vào năm 1044.

Ngài đã có nhiều cống hiến lớn lao về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng như: Lập nên trại Bà Hòa, cung cấp quân lương cho vua Thái Tông đi mở cõi phương Nam, làm đường, đào kênh, đắp đê, mở thêm 52 châu, 22 trại, 56 sách… Uy Minh Vương Lý Nhật Quang mất ngày 17 tháng 12 năm Đinh Dậu (1057), thi hài được an táng tại núi Quả. Triều đình thương tiếc, cho lập đền thờ Ngài ngay trên lỵ sở cũ, cạnh khu mộ.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

42 mẫu cà phê vào chung kết cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam

42 mẫu cà phê, gồm 24 mẫu cà phê robusta và 18 mẫu arabica lọt vào vòng chung kết cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm