| Hotline: 0983.970.780

Dịch tả lợn châu Phi uy hiếp ngành nông nghiệp Trung Quốc

Thứ Năm 30/08/2018 , 09:15 (GMT+7)

Các cán bộ nông nghiệp trên khắp Trung Quốc được lệnh kiểm soát Dịch tả lợn châu Phi đang hoành hành, có nguy cơ giáng đòn nặng nề vào đất nước có nhiều trang trại nuôi lợn nhất thế giới.

Các nhà phân tích kinh tế nông nghiệp cho biết cuộc khủng hoảng dịch lợn tả châu Phi ở Trung Quốc, có thể gây tác động to lớn cho nước này, có thể là lớn nhất trong thập kỷ qua, theo South China Morning Post ngày 27/8. Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc đã đưa các thanh tra viên đến nhiều vùng của nước này, từ tỉnh Hắc Long Giang ở miền bắc đến tỉnh Quảng Đông ở miền nam.

Một trại lợn ở Trung Quốc

Theo các nhà khoa học, virus dịch tả lợn châu Phi, không ảnh hưởng đến con người, song có thể khiến lợn nuôi bị chết. Trung Quốc đã phát hiện virus này tại 4 tỉnh hồi tháng trước. Dấu hiệu khả quan nhất với Trung Quốc, là việc giới phân tích ngành công nghiệp chăn nuôi, cho rằng Bắc Kinh đã kiểm soát tốt với dịch bệnh, so với một thập kỷ trước. Tuy nhiên, tờ South China Morning Post không đưa ra con số cụ thể về “kiểm soát dịch bệnh”.

Ngày 3/8, truyền thông nhà nước Trung Quốc xác nhận dịch tả lợn châu Phi khiến số lượng lớn lợn bị chết ở thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh. Đây là lần đầu tiên loại virus xuất hiện ở Đức và Nga, được tìm thấy ở Trung Quốc.

Thêm nhiều trường hợp lợn nhiễm bệnh đã được phát hiện trong tháng này. Hôm 22/8, tỉnh Chiết Giang xác nhận có 340 con lợn bị tiêu hủy và 430 con khác bị nhiễm dịch tả lợn được phát hiện ở thành phố Nhạc Thanh, tỉnh Chiết Giang. Bốn ngày trước đó, thành phố Liên Vân Cảng, tỉnh Giang Tô, láng giềng của Chiết Giang, ra lệnh tiêu hủy 88 con lợn. Ngoài ra, thành phố Liên Vân Cảng cũng xác nhận có 615 con lợn đang nhiễm bệnh.

Trong một trường hợp khác, lò giết mổ quy mô lớn của Cty Song Hối, đơn vị thành viên của WH, Tập đoàn kinh doanh thịt lợn lớn nhất thế giới, đã phải dừng hoạt động sau khi chính quyền tỉnh Hắc Long Giang phát hiện nhiều con lợn tại lò mổ này nhiễm virus dịch tả lợn châu Phi.

Để ngăn chặn dịch bùng phát, Trung Quốc đã tiêu hủy hơn 25.000 con lợn ở các “điểm nóng”. Con số này rất nhỏ so với tổng số 380 triệu con lợn đang được nuôi ở Trung Quốc, song không có gì đáng ngạc nhiên nếu dịch bệnh này có thể ảnh hưởng đến nguồn cung cấp thịt chủ yếu cho quốc gia hơn tỷ dân. Trong khi đó, chính quyền trung ương Trung Quốc vẫn chưa công bố nguồn gốc virus lây lan từ đâu.

Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO), cảnh báo bán đảo Triều Tiên và Đông Nam Á, có thể là hai khu vực sắp chịu ảnh hưởng của virus dịch tả lợn châu Phi, theo Bloomberg.

“Việc phát hiện virus trên phương diện rộng về địa lý ở Trung Quốc, dấy lên lo ngại rằng dịch bệnh có thể vượt qua biên giới, tới các nước láng giềng Đông Nam Á và bán đảo Triều Tiên, những nơi buôn bán và tiêu thụ nhiều thịt lợn”, FAO ra cảnh báo hôm 28/8.

Theo FAO, dịch bệnh trên lợn hiện tại ở Trung Quốc khá giống với trường hợp từng gây khốn đốn cho nông dân miền đông Nga hồi năm ngoái. Tuy nhiên, Trung tâm Thú y và Dịch tễ Trung Quốc, cho biết họ chưa tìm thấy bằng chứng nào về sự liên quan giữa hai sự kiện.

“Sự di chuyển của các sản phẩm từ lợn, có thể khiến các loại dịch bệnh lây lan nhanh, trong trường hợp của dịch tả lợn châu phi, dường như nó lan rộng từ các chế phẩm từ thịt lợn. Sự bùng phát này nhanh hơn việc lợn sống lây truyền virus cho nhau. Có thể nhiều vùng khác của Trung Quốc cũng sẽ bị lây lan dịch tả lợn châu Phi”, Juan Lubroth, chuyên gia thú y của FAO, cho biết.

Bloomberg đưa tin Trung Quốc đang nỗ lực kiểm tra các trang trại lợn của tư nhân, đồng thời đề nghị bồi thường cho nông dân trong bất cứ tổn thất nào về chăn nuôi. Giới quan sát lo ngại tình trạng tồi tệ năm 2006 sẽ lặp lại. Khi đó, Trung Quốc chật vật xử lý dịch tai xanh ở lợn khiến hàng triệu con bị chết, dẫn đến giá thịt lợn năm 2007 tăng gấp 4 lần.

Xem thêm
Chú trọng tiêm vacxin, chống buôn lậu trước mùa nguy cơ dịch bênh

Chỉ đạo hoạt động của ngành thú y, chăn nuôi thời gian tới, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh công tác kiểm soát dịch bệnh bằng vacxin và phòng chống buôn lậu.

Chuyện của Madam Hương Coffee và cà phê đặc sản dưới tán rừng

QUẢNG TRỊ Cây cà phê từng khiến chị rơi vào cảnh trắng tay. Nhưng cũng nhờ trồng và chế biến cà phê đặc sản dưới tán rừng, chị đã tìm lại chính mình.

Triển vọng kinh tế xanh từ phế phụ phẩm ngành sắn

TÂY NINH Tây Ninh là thủ phủ cây sắn của cả nước, các phế phụ phẩm ngành sắn đang được địa phương này tận dụng triệt để, hướng tới kinh tế xanh và tuần hoàn, bền vững.