| Hotline: 0983.970.780

Điểm danh những công trình thủy lợi cần được sửa chữa

Thứ Sáu 04/08/2023 , 16:37 (GMT+7)

Quảng Ngãi Những năm qua, Quảng Ngãi đã nỗ lực nâng cấp, sửa chữa các công trình thủy lợi, thế nhưng hiện nay vẫn còn nhiều công trình hư hỏng, xuống cấp…

Nhiều công trình nguy cơ mất an toàn

Trước mùa bão lũ năm 2023, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) Quảng Ngãi đã kiểm tra các công trình thủy lợi trên địa bàn, kết quả cho thấy: Hệ thống thủy lợi Thạch Nham và hệ thống các hồ chứa, đập dâng, trạm bơm do công ty quản lý được xây dựng đã hơn 30 năm, hệ thống kênh mương chủ yếu là kênh đất, sau nhiều năm khai thác, do tác động của mưa lũ nên hiện nay hình dạng mặt cắt kênh đã bị biến dạng, hầu hết đã bị sạt lở, bồi lấp làm giảm khả năng tải nước của kênh.

Nhân viên Công ty TNHH MTV KTCTTL Quảng Ngãi kiểm tra an toàn các công trình thủy lợi. Ảnh: V.Đ.T.

Nhân viên Công ty TNHH MTV KTCTTL Quảng Ngãi kiểm tra an toàn các công trình thủy lợi. Ảnh: V.Đ.T.

Năm 2023, bằng nguồn vốn sửa chữa thường xuyên, công ty đã bố trí kinh phí sửa chữa, khắc phục các công trình hư hỏng nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành và ứng phó với thiên tai trước mùa mưa bão, gồm: Sửa chữa cống tiêu K5+684 kênh N8, xử lý sạt mái trong K2+644 kênh chính Nam…

Ngoài ra, còn có một số công trình đang được sửa chữa như: Tiếp tục thi công dự án chống ngập Khu công nghiệp VSIP đoạn qua kênh B10 và khu dân cư lân cận; sửa chữa, khắc phục hư hỏng kênh N12-1 Thạch Nham; khắc  phục kênh B3, kênh bê tông, đoạn từ K2+450 đến K5+950 bị mưa lũ làm hư hỏng; sửa chữa, cứng hóa kênh N6-19 Thạch Nham

“Sau khi được sửa chữa, nâng cấp, các công trình nói trên sẽ từng bước ổn định, thực hiện nhiệm vụ tưới, tiêu trong hệ thống thủy lợi do công ty quản lý”, ông Hà Thế Vinh, Giám đốc Công ty TNHH MTV KTCTTL Quảng Ngãi, chia sẻ.

Công ty TNHH MTV KTCTTL Quảng Ngãi khắc phục hạng mục sạt lở kênh. Ảnh: V.Đ.T.

Công ty TNHH MTV KTCTTL Quảng Ngãi khắc phục hạng mục sạt lở kênh. Ảnh: V.Đ.T.

Tuy nhiên, cũng theo ông Vinh, hiện Quảng Ngãi vẫn còn một số công trình thủy lợi đang bị tình trạng lấn chiếm lòng hồ và hành lang bảo vệ đập. Nhiều quy định pháp luật về an toàn hồ chứa chưa được thực hiện, như: Chưa lập phương án thực hiện cắm mốc chỉ giới; lập phương án bảo vệ đập, hồ chứa nước; kiểm định đánh giá an toàn đập, quy trình bảo trì đập, hồ chứa nước; lập phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp; lắp đặt thiết bị thông tin, cảnh báo an toàn đập và vùng hạ du; lắp đặt quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng, quan trắc công trình đập, hồ chứa nước; lắp đặt thiết bị đo mưa, thước đo mực nước thượng lưu, hạ lưu đập.

“Một số công trình đã xuống cấp nhưng chưa được khắc phục, sửa chữa, có khả năng mất an toàn trong mùa mưa lũ năm 2023 tới đây. Có thể kể như: Đập ngăn mặn Khê Hòa, Hiền Lương; các  hồ chứa nước Cây Quen, Hóc Cái, Suối Loa, Sở Hầu; các tuyến kênh B8, kênh chính Hóc Xoài, kênh N2, kênh S22 Bis, kênh chính An Thọ…”, ông Hà Thế Vinh cho biết thêm.

Lên phương án ứng phó thiên tai với các công trình thủy lợi

Trước mùa mưa bão năm 2023, Công ty TNHH MTV KTCTTL Quảng Ngãi đã lên phương án ứng phó thiên tai đối với các công trình thủy lợi do công ty quản lý. Đối với các công trình hồ chứa nước, đập dâng, đập ngăn mặn, công ty đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc khẩn trương lập phương án ứng phó thiên tai trong mùa mưa lũ 2023.

Rác sinh hoạt bủa vây công trình thủy lợi ở Quảng Ngãi. Ảnh: V.Đ.T.

Rác sinh hoạt bủa vây công trình thủy lợi ở Quảng Ngãi. Ảnh: V.Đ.T.

Trước mắt, Công ty TNHH MTV KTCTTL Quảng Ngãi khắc phục tạm thời các hạng mục sạt lở mái kênh, nạo vét đất sạt mái, đất áp mái; kênh bị sạt lở được gia cố cọc, phên tre, bao tải dồn đất hoặc gia cố chân, mái kênh bằng rọ đá. Đối với các hồ chứa thì nạo vét các rãnh tiêu nước mặt bị bồi lấp; khơi thông các điểm đọng nước trên mặt đập; phát dọn, tháo dỡ vật cản trước tràn xả lũ.

Công ty TNHH MTV KTCTTL Quảng Ngãi đề nghị các địa phương có biện pháp ngăn chặn hiệu quả nạn xả rác thải sinh hoạt vào kênh để đảm bảo thông thoáng dòng chảy. Ảnh: V.Đ.T.

Công ty TNHH MTV KTCTTL Quảng Ngãi đề nghị các địa phương có biện pháp ngăn chặn hiệu quả nạn xả rác thải sinh hoạt vào kênh để đảm bảo thông thoáng dòng chảy. Ảnh: V.Đ.T.

Về lâu dài, để đảm bảo an toàn công trình trong những mùa mưa lũ thì cần phải đầu tư nâng cấp, sửa chữa các tuyến kênh bị hư hỏng, xuống cấp. Đặc biệt là các tuyến kênh đất thường xuyên bị sạt lở mái, bị bồi lấp do mưa lũ cần phải được kiên cố hóa.

Các công trình đập dâng, hồ chứa, trạm bơm trong thời gian tới cần được sửa chữa, thay thế hệ thống phai bê tông cốt thép, thay thế hệ thống bơm của các nhà máy bơm, gia cố chống thấm hạ lưu đập, nâng cao trình đập đối với các hồ chứa được nâng cấp, sủa chữa.

“Chúng tôi kiến nghị Sở NN-PTNT Quảng Ngãi đề xuất cấp có thẩm quyền bố trí nguồn kinh phí sửa chữa, nâng cấp công trình và kinh phí thực hiện quản lý an toàn hồ đập. Kiến nghị chính quyền các địa phương trên địa bàn tích cực tuyên truyền, vận động để người dân chấp hành tốt Luật Thủy lợi. Các địa phương cần có biện pháp ngăn chặn hiệu quả nạn xâm lấn hành lang tiêu thoát lũ, không xả nước thải sinh hoạt vào kênh, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm để đảm bảo thông thoáng dòng chảy. Đề nghị chính quyền các địa phương phối hợp với công ty trong việc xử lý ách tắc trước các công trình thủy lợi gây ảnh hưởng dân sinh, kinh tế trước, trong và sau mùa mưa lũ”, ông Hà Thế Vinh, Giám đốc Công ty TNHH MTV KTCTTL Quảng Ngãi.

Xem thêm
Tổng Bí thư: Tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần

Tổng Bí thư lưu ý, việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần, kết quả đạt được vừa qua rất quan trọng nhưng mới chỉ là bước đầu.

Việt Nam cam kết chuyển giao kỹ thuật sản xuất lúa gạo hỗ trợ Ma Rốc

Cần Thơ Ma Rốc đang nỗ lực cải thiện sản xuất lúa gạo trong nước, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cam kết chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao kỹ thuật cho nước bạn.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Giảng viên đại học và hành trình theo đuổi đam mê khảo kiểm nghiệm phân bón

Khi đang là giảng viên một trường đại học danh tiếng tại TP.HCM, anh Trần Văn Thanh quyết định bỏ nghề để xin việc tại Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia.